BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

Tình trạng đờm tích tụ nhiều ở khoang mũi và họng khá phổ biến ở trẻ nhỏ. Đờm tiết ra nhiều khiến bé bị nghẹt mũi, khó thở, ho, khó chịu và quấy khóc, bú kém. Lúc này, bố mẹ cần giúp con trẻ làm sạch mũi, họng với một số biện pháp thích hợp.

BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

I. Tình trạng đờm ở trẻ là gì?

    Đờm (còn gọi là đàm) là chất tiết của đường hô hấp, bao gồm chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ,... Đờm được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản).

    BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

    Đờm thường gặp ở trẻ em khi bị ho. Ho là phản xạ sinh lý nhằm tống các chất dịch, đờm do đường hô hấp tiết ra hoặc dị vật từ bên ngoài lọt vào như thức ăn, bụi bẩn,... để bảo vệ cơ thể. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, khí hậu và hệ thống miễn dịch suy giảm,... cũng là nguyên nhân gây đờm. Những trường hợp ho kéo dài, kèm theo nhiều đờm có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ nếu không chủ động điều trị. Vì vậy, trẻ ho có đờm cần được điều trị sớm và tích cực để có thể phát triển khỏe mạnh.

    II. Làm thế nào để tiêu đờm cho bé?

      Ngoài tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, mẹ có thể áp dụng những biện pháp giảm nhẹ đờm cho con tại nhà, cụ thể như sau:

      1. Vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý

      BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

      Nước muối sinh lý giúp làm mềm chất nhầy trong mũi của trẻ bị ho đờm để loại bỏ nó. Cho bé nằm nghiêng, nhỏ khoảng 5 - 6 giọt nước muối sinh lý vào bên mũi phía trên, nếu đờm quá đặc thì dùng ống hút đờm ở bên mũi thấp rồi đổi bên, thực hiện ngược lại. Chú ý khi nhỏ nước mũi - hút đờm cho bé không được bịt bên mũi còn lại vì như vậy sẽ làm đờm trong mũi không thể thoát ra ngoài được và có thể khiến bé khó thở. Việc nhỏ nước mũi - hút đờm cho bé nên thực hiện 5 - 6 lần/ngày.

      Nếu bé không chịu được việc nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý, bạn hãy cho con ngồi trong bồn nước ấm để giúp thông mũi và làm mềm chất nhầy. Tuy nhiên, so với việc ngồi bồn nước ấm thì rửa mũi bằng nước muối sinh lý tiện dụng hơn. Bạn có thể áp dụng phương pháp này trước khi bé đi ngủ hoặc vào lúc ban đêm, khi bé thức dậy giữa những cơn ho.

      2. Vỗ rung long đờm

      Thời điểm vỗ rung long đờm tốt nhất cho trẻ là buổi sáng sớm khi trẻ mới thức dậy vì sau một đêm dài lượng đờm sẽ ứ đọng nhiều hơn. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng có thể áp dụng cho trẻ sau khi khí dung và phụ huynh chú ý không vỗ rung khi trẻ vừa ăn xong vì có thể khiến bé bị nôn ói.

      Tư thế vỗ rung long đờm phù hợp là: Để trẻ nằm nghiêng một bên, ngồi cúi đầu về phía trước hoặc mẹ bế vác trẻ. Các tư thế này giúp dẫn lưu đờm tốt hơn. Về vị trí vỗ rung, phụ huynh nên vỗ từ vùng phổi của trẻ, vỗ từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng, họng. Vùng phổi của bé được xác định từ ngang lưng trở lên.

      BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

      Kỹ thuật vỗ rung như sau:

      • Tay khum lại tạo thành một khoảng trống có không khí để khi vỗ trẻ sẽ không bị đau (nếu để bàn tay thẳng thì khi vỗ trẻ sẽ bị đau);
      • Dùng lực cổ tay vỗ rung cho trẻ, tiếng vỗ bộp bộp là đúng kỹ thuật. Khi vỗ rung đúng sẽ cảm thấy lồng ngực của trẻ rung lên theo từng nhịp vỗ, trẻ không hề có cảm giác đau. Lưu ý không dùng lực cánh tay để vỗ rung vì có thể khiến trẻ bị đau;
      • Vỗ rung trong khoảng 10 - 15 phút/lần. Sau khi vỗ rung, có thể trẻ sẽ ho nhiều và nôn ra đờm. Phụ huynh nên quan sát xem đờm trắng loãng hay có màu xanh, vàng đặc để báo cho bác sĩ.

      3. Cho con uống nhiều nước

      BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

      Một trong những lời khuyên của các chuyên gia nhi khoa dành cho mẹ khi được hỏi trẻ bị ho có đờm phải làm sao là hãy cho bé uống nhiều nước.

      Giữ nước cho cơ thể bé là yêu cầu quan trọng khi con bị đờm. Bởi điều này giúp cơ thể trẻ chống lại các yếu tố gây bệnh và giữ cho đường thở của bé thông suốt. Nếu con không uống sữa, bạn hãy tích cực bổ sung các loại chất lỏng khác như soup, canh, nước ép trái cây,…

      4. Kê cao đầu cho con khi ngủ

      BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

      Trẻ dưới 18 tháng tuổi không nên nằm ngủ với bất kỳ chiếc gối nào. Điều này được lý giải là do lúc đó, xương cổ của con chưa cứng cáp, nằm gối cao có thể làm tổn thương xương cổ. Vậy với những trẻ bị ho đờm nhưng dưới 18 tháng tuổi thì mẹ phải làm sao?

      Chuyên gia chăm sóc trẻ em khuyên mẹ nên nâng cao một đầu của nệm bằng cách đặt một chiếc khăn cuộn dưới nệm, sau đó đặt đầu bé ở phía được kê lên cao.

      5. Sử dụng máy tạo độ ẩm

      BẬT MÍ CÁCH GIÚP CON GIẢM ĐỜM

      Độ ẩm trong không khí sẽ giúp bé giảm ho và nghẹt mũi. Khi mua máy tạo độ ẩm, bạn hãy chọn loại máy làm ẩm không khí lạnh vì nó an toàn hơn cho trẻ. Hơn nữa, loại máy này cũng có thể làm ẩm không khí ấm. Nếu có thể, bạn hãy sử dụng nước tinh khiết hoặc nước cất để làm chậm sự tích tụ khoáng chất bên trong máy.

      Vào ban đêm, bạn hãy cho máy chạy ở nơi bé ngủ. Khi sử dụng vào ban ngày, hãy để máy ở nơi bé sinh hoạt nhiều nhất.

      Hy vọng bài viết này có thể giúp mẹ có thêm nhiều mẹo nhỏ để chăm sóc bé yêu tốt hơn nhé!

      Huyền Thanh

      Bình luận về bài viết

      Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

      Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

      Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá