MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

Nhắc đến chàm là nhắc đến nỗi lo sợ của các bố mẹ khi thấy có sự tổn thương trên da của con mình. Ðể điều trị hiệu quả chàm sữa trẻ em, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh và lưu ý những vấn đề trong cách chăm sóc trẻ.

MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

I. Chàm sữa là gì? Nguyên nhân gây chàm sữa ở trẻ?

    Chàm sữa còn có nhiều tên gọi khác như eczema, lác sữa, viêm da cơ địa. Đây là bệnh ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh khi trẻ từ 3 đến 24 tháng tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng rất khó điều trị dứt điểm và thường xuyên tái phát. Đây là bệnh viêm da mãn tính, tái đi tái lại nhiều lần, bố mẹ có thể hiểu đây là một bệnh rối loạn hệ miễn dịch ở trẻ.

    MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

    Bệnh chàm sữa ở trẻ được phân thành 3 cấp độ:

    • Cấp tính: Vùng da tổn thương với những mụn nước màu đỏ hồng, có chứa dịch, gây ngứa.
    • Mãn tính: Vùng da bị tổn thương thành từng mảng, khô rát, dày, tróc vảy, sắc tố da thay đổi sau khi bị viêm.
    • Bán cấp: Tổn thương ở giai đoạn trung gian giữa cấp tính và mãn tính.

    Theo một số nghiên cứu khoa học, bé bị chàm sữa có thể do một số nguyên nhân như sau :

    MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA
    • Chàm sữa thường xuất hiện ở những bé có cơ địa dễ bị dị ứng hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh mề đay, hen suyễn, dị ứng da do thời tiết.
    • Do dị ứng với nguồn thức ăn của mẹ. Nếu mẹ ăn nhiều đồ tanh, hải sản, chất giàu đạm sẽ ảnh hưởng đến nguồn sữa, khiến cơ thể bé không thích ứng được gây ra dị ứng.
    • Một số tác nhân từ bên ngoài như thời tiết, khói bụi, lông động vật chó, mèo hoặc các đồ chơi của trẻ nếu không được vệ sinh kĩ cũng là nguyên nhân khiến bé bị chàm sữa.

    II. Triệu chứng bệnh chàm sữa ở trẻ

    MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA
      • Bệnh chàm sữa trẻ em thường gặp ở trẻ từ 6 tháng tuổi, xuất hiện ở trên mặt, hai bên má và có thể lan ra toàn thân mình, tay chân…
      • Ban đầu, chàm sữa chỉ là những nốt mẩn đỏ, rồi thành mụn nước nhỏ li ti, có màu đỏ, gây nứt da và rịn nước, đóng vảy và sau đó bong tróc vảy.
      • Ở những vùng da bị lác sữa, khi chạm vào sẽ cảm giác thấy thô ráp và có các vảy nhỏ li ti, da khô và căng. Những mảng da khô và mẩn đỏ này thường xuất hiện ở trên mặt và các vùng da bị gập như: cổ, khuỷu tay, mu bàn tay, cổ tay, sau đầu gối, mắt cá chân.
      • Ngoài ra, trẻ cũng có thể gặp thêm các dấu hiệu dị ứng của bệnh hen suyễn hoặc viêm mũi.
      • Khi bị lác sữa, trẻ sẽ rất khó chịu, hay quấy khóc, bú kém và ngủ không ngon giấc.
      • Các vùng da bị ngứa khiến trẻ bứt rứt và gãi liên tục, do đó có thể làm mụn nước vỡ ra, gây chảy máu. Nếu không giữ gìn vệ sinh tốt, những vùng da bị tổn thương có thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn (hoặc bội nhiễm), gây khó khăn trong điều trị, đồng thời để lại sẹo và ảnh hưởng đến thẩm mỹ sau này.

      III. Làm gì khi con bị chàm sữa?

        Bệnh chàm sữa ở trẻ rất dễ tái phát, đặc biệt khi trẻ tiếp xúc và bị dị ứng với thực phẩm hoặc thời tiết. Vì vậy khi được chẩn đoán bị chàm sữa, trẻ cần được chăm sóc và điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

        Bên cạnh việc làm theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, bố mẹ cần chú ý chăm sóc da bé để giúp con giảm ngứa ngáy, khó chịu và để các triệu chứng không trở nên nghiêm trọng hơn:

        1. Tắm và dưỡng ẩm

          MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

          Tắm rửa đúng cách mỗi ngày sẽ góp phần điều trị bệnh chàm ở trẻ. Trong quá trình điều trị chàm ở trẻ nhỏ, bạn không nên tắm bé bằng nước nóng vì điều này sẽ khiến da bé dễ bị khô. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh để bé ngồi trong nước xà phòng.

          Ngay khi tắm xong, bạn nên dùng khăn mềm lau nhẹ những giọt nước còn đọng lại trên da bé. Khi da vẫn còn ẩm, hãy thoa một lượng kem dưỡng ẩm hoặc chất làm mềm lên da. Tuy nhiên, trước khi thoa lên toàn thân, bạn nên thoa một vùng nhỏ trước để xem bé có bị kích ứng hay không

          2. Giữ da bé luôn mát mẻ, thông thoáng

          MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

            Bố mẹ nên chọn cho bé các loại quần áo làm bằng vải cotton thấm hút mồ hôi, tránh cho bé mặc các quần áo làm bằng vải len hay các chất liệu dễ gây kích ứng da. Đặc biệt, không cho trẻ mặc nhiều quần áo khi thời tiết nóng.

            Ngoài ra, nếu bé còn bú mẹ, bạn tránh ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng như sữa, trứng, đậu phộng, các loại hạt cây, lúa mì, cá, ốc, đậu nành…

            3. Chọn xà phòng giặt quần áo phù hợp

            MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

              Bạn hãy dùng các loại xà phòng nhẹ, không có mùi thơm hoặc các sản phẩm dùng cho da nhạy cảm để giặt quần áo và giường ngủ của bé. Ngoài ra, mẹ cũng không nên sử dụng các chất làm mềm vải.

              4. Ngăn bé gãi để tránh bệnh chàm trở nên nghiêm trọng

              MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

                Bé có thể gãi lên các vết chàm hoặc chà xát vùng bị ngứa khi ngủ. Mặc dù việc gãi và chà xát có thể làm dịu cơn ngứa, nhưng nó lại khiến cho những vết mẩn ngứa trở nên nghiêm trọng hơn. Khi bé không thể chịu được cơn ngứa và thường xuyên gãi, bố mẹ hãy cho bé sử dụng găng tay hoặc vớ bằng bông. Nếu bé không ngủ được vì ngứa, bạn hãy đến gặp bác sĩ để tìm cách xử lý.

                5. Chế độ ăn uống hợp lý

                MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

                  Mẹ nên tránh cho con sử dụng các loại thực phẩm dễ gây kích ứng hoặc lên men như đồ hải sản, trứng, đậu phộng, cà chua,…

                  Ngoài ra, mẹ cũng nên duy trì cho con bú sữa mẹ trong thời gian lâu nhất, tốt nhất chỉ nên cho bé ăn đa dạng thức ăn từ 6 tháng trở lên.

                  6. Sử dụng thuốc điều trị chàm sữa ở trẻ

                  MÁCH MẸ CÁCH CHĂM SÓC BÉ BỊ CHÀM SỮA

                    Khi nhận thấy những dấu hiệu chàm sữa, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để khám chính xác nhất tình trạng bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, phù hợp.

                    Với mỗi mức độ của bệnh, bác sĩ sẽ có những loại thuốc đặc trị riêng cho trẻ. Bố mẹ tránh tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc dùng các loại lá dân gian để đắp lên da bé vì da con lúc này rất nhạy cảm.

                    Trên đây là những thông tin hữu ích hy vọng giúp bố mẹ hiểu thêm về căn bệnh chàm ở trẻ nhỏ. Cơ thể của mỗi bé khác nhau và vì thế nên cách phát bệnh cũng sẽ khác nhau, bố mẹ hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ và chọn lọc thông tin khoa học để có thể điều trị kịp thời cho các con nhé.

                    Huyền Thanh

                    Bình luận về bài viết

                    Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

                    Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

                    Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá