NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

Rôm sảy là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, gây cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu không yên. Cha mẹ hãy cùng tìm hiểu triệu chứng bệnh, nguyên nhân để có cách chữa dứt điểm tình trạng này cho con yêu nhé.

NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

I. Rôm sảy là gì?

    Rôm sảy là tình trạng bít tắc tuyến mồ hôi gây ra sự ứ đọng mồ hôi, ống bài tiết dễ bị bụi hay ghét bít kín khiến làn da bị viêm và xuất hiện các mụn nhỏ màu hồng trên da.

    Ở trẻ em do ống tuyến mồ hôi chưa phát triển hoàn chỉnh, lại thêm thời tiết mùa hè nắng nóng cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng mồ hôi và bít tắc tuyến mồ hôi.

    Đa số trẻ chỉ bị rôm sảy khi nóng, khi thời tiết mát mẻ các mẩn trên da có thể tự lặn mà không gây tác hại gì. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp mụn rôm làm trẻ ngứa, gãi nhiều gây da trầy xước, bị nhiễm khuẩn thêm thành những mụn mủ và nhọt.

    NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

    Có 3 dạng rôm sảy ở trẻ là:

    • Rôm dạng tinh thể (miliaria crystalina): Thường xảy ra ở trẻ nhỏ do chậm phát triển các ống tuyến mồ hôi. Là loại rôm sảy nhẹ nhất chỉ ảnh hưởng tới các ống tuyến trên cùng của da bị ảnh hưởng. Loại rôm sảy này không biểu hiện viêm, ngứa hay đau. Thường xảy ra do sốt cao và để lại các mảng da bị bong khi đã dứt bệnh.
    • Rôm đỏ (miliaria rubra) là loại xảy ra sâu trong da. Vùng da bị ảnh hưởng xuất hiện những nốt mụn đỏ, cảm giác ngứa da. Thường xảy ra do thời tiết nóng ẩm.
    • Rôm sâu (miliaria profunda): Loại này tổn thương ở lớp sâu nhất của da, xảy ra do tuyến mồ hôi bị tổn hại nặng, thường sau khi bị rôm sảy đỏ kéo dài. Là loại ít gặp nhất trong các dạng rôm sảy.

    II. Nguyên nhân và dấu hiệu trẻ bị rôm sảy?

    1. Nguyên nhân trẻ bị rôm sảy?

      NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

      Trẻ bị rôm sảy chủ yếu do tắc nghẽn các ống dẫn mồ hôi. Điều này xảy ra do một số nguyên nhân dưới đây:

      • Ống dẫn mồ hôi của trẻ sơ sinh chưa trưởng thành: Điều này khiến cho mồ hôi khó thoát được ra ngoài, dẫn đến tích tụ dưới da, ống bài tiết dễ bị bụi bít kín khiến làn da bé nổi rôm sảy. Hơn thế nữa, thời tiết nắng gắt và nóng bức cũng khiến cơ thể trẻ bài tiết nhiều mồ hôi nhưng không thoát ra ngoài hết, gây ứ đọng, bít tắc tuyến mồ hôi.
      • Mặc quá nhiều quần áo: Nếu bạn cho trẻ mặc quần áo không thấm hút mồ hôi, quấn chăn bông thường xuyên hoặc mặc tã cho con quá chật nhất là khi vào mùa hè thì cũng dễ làm bít tắc mồ hôi gây rôm sảy.
      • Bé bị sốt: Bé bị sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể nóng lên, làm tăng tiết mồ hôi giúp cơ thể giải nhiệt và gây ra tình trạng rôm sảy.
      • Do sản phẩm tắm gội: Sản phẩm tắm gội không phù hợp cho làn da trẻ cũng là nguyên nhân chính yếu khiến da bé bị kích ứng, gây nổi rôm sảy.
      • Bột giặt và nước xả vải có nhiều hóa chất kích ứng mạnh: Nhiều sản phẩm giặt tuy được bày bán trên thị trường nhưng vẫn có thể chứa một số thành phần gây hại cho làn da bé như hóa chất tạo mùi hương nhân tạo, hóa chất tẩy rửa, chất bảo quản,… Bé khi mặc quần áo được giặt bằng những thành phần này dễ khiến làn da bị mẫn cảm, nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy.

      2. Dấu hiệu nhận biết con bị rôm sảy

      • Trên cơ thể trẻ có những nốt sần màu hồng hoặc đỏ
      NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

      Trên da của trẻ bị rôm sảy thường xuất hiện những mảng sần nhỏ, nhất là ở các vùng da có nhiều tuyến mồ hôi như lưng, ngực, cổ, trán,… Lúc này, những nốt sần thường có màu đỏ hoặc hồng và có thể xuất hiện mụn nước nhỏ li ti ở phía trên.

      Về cơ bản, những nốt này sẽ tự mất đi khi môi trường mát mẻ hơn hoặc khi trẻ giảm tiết mồ hôi. Khi những nốt rôm sảy lặn đi, trên da của trẻ sẽ có các vảy da bong ra màu trắng và sau 3 – 5 ngày sẽ hết sẹo.

      • Trẻ cảm thấy ngứa ngáy và hay gãi
      NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

      Những vùng da bị rôm sảy thường khiến trẻ sơ sinh cảm thấy bứt rứt, ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy, trẻ thường hay lấy tay để gãi những vết rôm sảy này. Việc gãi quá nhiều sẽ làm tổn thương da và các vi khuẩn ở tay cũng như môi trường bên ngoài dễ xâm nhập gây ra nhiễm trùng cũng như viêm da.

      • Những nốt sần có dấu hiệu sưng và mủ nước
      NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

      Nếu không có phương pháp chăm sóc đúng cách thì những nốt rôm sảy có thể bị nhiễm nấm, nhiễm trùng và khó điều trị dứt điểm. Lúc này, vùng da bị nhiễm trùng sẽ hình thành những mụn nước có mủ đục, sưng tấy, đau rát và ngứa ngáy.

      III. Điều trị khi con bị rôm sảy như thế nào?

      1. Điều trị tại nhà bằng các phương pháp dân gian

      NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

        Bên cạnh thực hiện đúng theo chỉ định từ bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ da liễu để chữa bệnh cho con, bố mẹ có thể thực hiện cách trị rôm sảy cho trẻ nhỏ bằng các phương pháp từ dân gian có tác dụng sát trùng và kháng khuẩn dưới đây.

        • Lá trà xanh: Bạn rửa sạch lá trà xanh tươi rồi cho vào nồi nước đun. Sau đó, bạn dùng nước trà này pha với nước tắm của bé để kháng khuẩn da.
        • Mướp đắng: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh bằng mướp đắng được rất nhiều người áp dụng. Bạn giã hoặc xay nhỏ trái mướp đắng rồi cho nước lọc vào và lọc lấy nước mướp đắng nguyên chất. Sau đó, bạn hòa hỗn hợp này vào nước và tắm cho trẻ.
        • Lá kinh giới: Bạn rửa sạch lá kinh giới rồi cho vào nồi nước đun sôi và pha nước tắm cho bé hàng ngày để trị rôm sảy cho trẻ sơ sinh.
        • Lá khế: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ phương pháp dân gian này khá hiệu quả. Bạn lấy một nắm lá khế, tách bỏ các phần thừa của lá rồi đem rửa sạch và cho vào nồi đun sôi cùng một ít muối. Sau khi đun sôi khoảng 5 phút thì bạn bỏ bã và chắt nước ra chậu lớn, pha cùng với nước lạnh sao cho nước đủ ấm để tắm cho bé.
        • Lá tía tô: Cách trị rôm sảy ở trẻ sơ sinh từ lá tía tô cũng được nhiều người áp dụng do thành phần dễ tìm. Bạn lấy lá tía tô rửa sạch, giã nát và vắt lấy nước cốt rồi chấm lên da bé bị rôm sảy. Bạn để hỗn hợp trong khoảng 10-15 phút và tắm lại người cho bé bằng nước ấm.

        2. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa

        NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

        Trẻ bị rôm sảy nếu không được chăm sóc đúng cách rất dễ bị nhiễm trùng và sinh ra một số biến chứng như: viêm da mãn tính, nhiễm trùng huyết,... Về cơ bản đại đa số trẻ bị rôm sảy có thể tự chăm sóc ở nhà nhưng nếu con bạn có các triệu chứng kéo dài vài ngày hoặc tình trạng rôm sảy trở nên nghiêm trọng hơn hay có các dấu hiệu sau đây thì tốt nhất nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu:

        • Nốt rôm vỡ và có mủ chảy ra.
        • Ớn lạnh, sốt.
        • Xung quanh khu vực da bị rôm sảy trở nên đỏ, sưng và đau hơn.
        • Sưng hạch bạch huyết tại háng, nách, cổ.
        • Sốt hơn 38 độ C.

        IV. Cách phòng ngừa rôm sảy cho bé

        NẮM RÕ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI CON BỊ RÔM SẢY

        Để tránh tình trạng rôm sảy ở trẻ sơ sinh tiếp tục tái diễn, bạn nên lưu ý một số điều dưới đây:

        • Giữ da bé luôn sạch sẽ, khô ráo
        • Chỗ ngủ luôn mát mẻ và thông thoáng
        • Giữ ẩm và làm mát da bé thường xuyên
        • Mặc cho bé quần áo và tã thoáng mát, có thể hút ẩm
        • Tránh mặc quần áo quá nhiều hay quấn bé quá nhiều lớp chăn
        • Dùng quạt thông khí, máy điều hòa nhiệt độ, máy lọc không khí
        • Không cho bé đi dưới nắng, nhất là thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều
        • Không nên thoa quá nhiều kem hoặc phấn rôm trên da bé sẽ dễ làm bít tắc các lỗ chân lông
        • Sử dụng bộ sản phẩm tắm, bột giặt cũng như nước xả vải dành riêng cho da bé được cơ quan uy tín chứng nhận về độ an toàn để da bé tránh kích ứng.

        Rôm sảy là bệnh dễ gặp ở trẻ nhỏ, cha mẹ không cần quá hoang mang, lo lắng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bố mẹ chủ động giúp con sớm điều trị dứt điểm rôm sảy một cách an toàn.

        Huyền Thanh

        Bình luận về bài viết

        Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

        Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

        Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá