TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI CÓ THỰC SỰ CẦN NƯỚC

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc tham gia cấu tạo các tế bào và cơ quan tổ chức, cũng như duy trì các hoạt động bình thường trong cơ thể. Tuy nhiên, việc bổ sung nước cho trẻ cần phụ thuộc vào độ tuổi và các yếu tố khác nữa. Do chức năng gan thận của trẻ chưa được hoàn thiện nên việc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

1. Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước hay không?

Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi hoàn toàn không cần bổ sung nước, trừ những trường hợp hết sức cần thiết theo chỉ định của bác sĩ. Bởi vì, lượng nước mà trẻ hấp thụ từ sữa mẹ hoặc sữa theo công thức đã khá đầy đủ rồi. Trong sữa mẹ có chứa hơn 80% thành phần là nước và nó cung cấp đủ nhu cầu các hoạt động cần thiết của cơ thể trẻ sơ sinh.

Trẻ có dấu hiệu khát có thể bổ sung nước bằng cách cho bé bú. Sữa mẹ được coi là nguồn thức ăn hằng ngày của trẻ và không cần bổ sung thêm bất kỳ loại thức ăn hay nước uống nào khác. Đây cũng là một trong lý do mà Tổ chức Y tế thế giới(WHO) đưa ra khuyến nghị nên cho trẻ sơ sinh bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên.

TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI CÓ THỰC SỰ CẦN NƯỚC

2. Tác hại khi cho trẻ sơ sinh uống nước?

Thực tế, rất nhiều phụ huynh cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi uống nước. Tuy nhiên việc này lại vô tình gây ra một số tác hại nhất định cho bé. Cho bé uống nước nếu không đảm bảo chất lượng nguồn nước sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sơ bị tiêu chảy hoặc suy dinh dưỡng. Do hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, không có khả năng bảo vệ cơ thể trước nguy cơ xâm nhập của những tác nhân gây bệnh.

Nước có thể làm giảm đi khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ hoặc sữa công thức. Theo đó, nó sẽ khiến các chất này loãng ra và bị đào thải ra ngoài khi cơ thể chưa kịp hấp thụ. Thêm vào đó dạ dày bé rất nhỏ, nếu uống thêm nước có thể khiến trẻ sớm no và không chịu bú mẹ nữa.

Trong một số ít trường hợp, trẻ sơ sinh uống quá nhiều nước có thể dẫn tới việc bị co giật và thậm chí là con bị hôn mê do ngộ độc nước. Đây là tình trạng khi uống nước quá nhiều làm loãng máu, giảm nồng độ natri gây phù các mô trong đó có cả não.

TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI CÓ THỰC SỰ CẦN NƯỚC

3. Cho trẻ sơ sinh uống nước như thế nào là đúng?

Các chuyên gia khuyến cáo, các mẹ chỉ nên cho trẻ tập uống nước khi trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 tháng tuổi trở lên. Trong thời gian này, người mẹ vẫn nên cho trẻ dùng sữa song song với việc ăn dặm và dùng nước. Việc bổ sung nước cho trẻ trong thời gian ăn dặm giúp hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn.

Cách cho trẻ uống nước như thế nào cũng là một việc rất quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý. Tùy theo từng trường hợp có thể dùng các cách khác nhau như: dùng thìa nhỏ để cho bé uống nước hoặc có thể cho bé uống bằng bình sữa. Lưu ý là phải rửa sạch và tráng nước nóng trước khi cho bé sử dụng.

TRẺ DƯỚI 6 THÁNG TUỔI CÓ THỰC SỰ CẦN NƯỚC

Đặc biệt, không nên cho trẻ uống nước trước khi ăn hoặc trước khi bú. Các bà mẹ chỉ nên cho trẻ uống khoảng 4 muỗng nước/ngày và có thể tăng lên khi bé lớn lên. Sau mỗi lần ăn, nên cho bé uống từ 1-2 muỗng nước để quá trình tiêu hóa diễn ra trơn tru hơn. Đồng thời, việc này còn giúp làm sạch khoang miệng và đem lại cho trẻ cảm giác ngon miệng hơn khi ăn.

Nguyễn Quyên

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá