CÓ NÊN CHO TRẺ NHỎ TIẾP XÚC VỚI VẬT NUÔI TỪ SỚM?

Với con người, thú cưng được coi như những người bạn, người thân trong gia đình. Tuy nhiên, việc để trẻ nhỏ tiếp xúc sớm trong môi trường có nhiều vật nuôi, bên cạnh những lợi ích mang lại, vẫn tồn tại một số nguy cơ gây hại mà phụ huynh cần lưu tâm. Hãy cùng Kiddi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Lợi ích to lớn

1. Dạy trẻ sống tình cảm

Thú cưng là loài vật cần nhiều sự quan tâm, chú ý và phụ thuộc nhiều vào chủ. Chúng cần được chăm lo từ nước đến thức ăn, cùng dạo chơi và tắm táp. Khi trẻ được cùng ba mẹ nuôi thú cưng trong nhà, sẽ giúp các bé trở nên có trách nhiệm hơn. Bởi vì trẻ sẽ cảm nhận được bản thân cần quan tâm, chăm sóc đến những “bạn” nhỏ yếu hơn mình.

CÓ NÊN CHO TRẺ NHỎ TIẾP XÚC VỚI VẬT NUÔI TỪ SỚMTrẻ sẽ sống tình cảm hơn khi nuôi thú cưng

Cha mẹ có thể dạy bé phụ giúp chăm sóc thú cưng bằng những việc nhỏ như rót nước hay đổ đồ ăn vào đĩa cho vật nuôi. Và, bằng những hành động nhỏ bé này, chắc chắn rằng bé sẽ có thể học được cách yêu thương, chăm sóc, quan tâm cũng như có tinh thần trách nhiệm hơn.

2. Cải thiện tâm trạng

Nuôi thú cưng trong nhà sẽ giúp trẻ nhỏ có thêm một người bạn để chia sẻ, quan tâm. Đặc biệt là đối với loài chó, chúng thường quấn quýt bên chủ và mang đến cho chủ cảm giác được an toàn, được quan tâm, chia sẻ và lắng nghe. Khi bạn hay trẻ có những tâm trạng, cảm xúc tiêu cực do có nhiều căng thẳng, áp lực đến từ công việc hay học tập, chính thú cưng sẽ giúp bạn giảm tỏa những tâm trạng bức bách đó.

CÓ NÊN CHO TRẺ NHỎ TIẾP XÚC VỚI VẬT NUÔI TỪ SỚMNuôi thú cưng khiến tâm trạng các bé tốt hơn

3. Giúp trẻ vận động nhiều hơn

Thú cưng bản năng là loài thíchchạy nhảy, vận động và nhất là vận động ngoài trời. Thế nên việc dành ra một khoảng thời gian để đưa chúng đi dạo, vui chơi là điều chắc chắn. Cũng chính nhờ các hoạt động cùng thú cưng này sẽ giúp các bé được vận động cũng như tiếp xúc nhiều hơn với ánh nắng mặt trời và môi trường thiên nhiên bên ngoài.

CÓ NÊN CHO TRẺ NHỎ TIẾP XÚC VỚI VẬT NUÔI TỪ SỚMVận động, chơi đùa nhiều với thú cưng khiến các bé năng động, khỏe mạnh hơn

Vận động nhiều giúp bé trở nên khỏe mạnh, năng động hơn. Đồng thời, việc đưa thú cưng đi dạo, tham gia các hoạt động ngoài trời sẽ giúp bé kết bạn, mở rộng mối quan hệ nhiều hơn với những ai chung sở thích với mình.

4. Cải thiện kỹ năng xã hội cho trẻ tự kỷ

Thông thường, trẻ tự kỷ thường cảm thấy khó khăn với việc phải nỗ lực để hiểu về cảm xúc và tâm trạng của người xung quanh. Nhưng ngược lại, nhiều nhiều bé lại coi vật nuôi như cầu nối giao tiếp, là một người bạn của mình.

CÓ NÊN CHO TRẺ NHỎ TIẾP XÚC VỚI VẬT NUÔI TỪ SỚMVật nuôi đóng vai trò như một cầu nối giao tiếp với những đứa trẻ tự kỷ

Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Montreal cũng đã chứng minh được rằng: việc nuôi vật cưng, đặc biệt là huấn luyện chó làm giảm mức độ căng thẳng lo lắng ở trẻ tự kỷ và giúp các em phát triển các kỹ năng xã hội (các hành vi khó khó hiểu của trẻ được giảm từ 33 xuống còn 25 sau khi được tiếp xúc với chó).

Tác hại tiềm ẩn

1. Nhiều nguy cơ nhiễm bệnh

Khi trẻ chơi đùa với vật nuôi chưa được vệ sinh sạch sẽ sẽ dễ tiếp xúc với vảy da, lông rụng cũng như các vi khuẩn, ấu trùng, trứng sán,… có trên động vật. Chính vì vậy, trẻ dễ mắc bệnh về đường hô hấp như: dị ứng, hen suyễn hoặc các bệnh về đường tiêu hóa như: đau bụng, tiêu chảy, ngứa ngoài da,…

CÓ NÊN CHO TRẺ NHỎ TIẾP XÚC VỚI VẬT NUÔI TỪ SỚMTrẻ dễ mắc các bệnh về hô hấp, tiêu hóa

2. Bị tấn công

Nhiều vật nuôi khi nô đùa với trẻ thường hay quá khích. Chính điều đó sẽ dẫn đến thú nuôi có những hành động vô ý gây thương tích cho các bé như: nhảy chồm, xô đẩy hoặc cắn, cào,…

CÓ NÊN CHO TRẺ NHỎ TIẾP XÚC VỚI VẬT NUÔI TỪ SỚMTrẻ khiến vật nuôi quá khích dẫn dễ bị tấn công

3. Dễ mắc chứng ngủ ngáy

Sau khi tiến hành nhiều nghiên cứu có liên quan, các nhà khoa học Thụy Điển đã đưa ra kết luận rằng: trẻ lớn lên cùng vật nuôi sẽ gia tăng nguy cơ mắc chứng ngủ ngáy hơn 26% so với những đứa trẻ khác. Cụ thể là, các em hít phải lông và các vi khuẩn trú ngụ ở vật nuôi vào phổi, gây ra những di chứng lâu dài trong hệ hô hấp và dẫn đến hẹp khí quản- nguyên nhân chính gây chứng ngủ ngáy.

Những lưu ý cho cha mẹ khi muốn đón về nhà một “bạn đồng hành” cho trẻ:

  • Hãy chọn những giống vật nuôi hiền lành như: chó poodle, beagle, corgi,… hoặc mèo, thỏ, cá,…
  • Đảm bảo việc tiêm ngừa đầy đủ, khám thú y thường xuyên cho các con vật nuôi.
  • Giữ thú cưng sạch sẽ và rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thật sạch sau khi chơi với vật nuôi.
  • Dạy cho trẻ cách chơi đùa với vật nuôi và những kỹ năng xử lý tình huống đơn giản.

Đoàn Linh

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá