DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ SUY DINH DƯỠNG?

“Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?” là câu hỏi băn khoăn của nhiều ba mẹ. Trẻ tụt đi vài cân có thể gọi là trẻ suy dinh dưỡng? Để giúp ba mẹ hiểu rõ hơn và có thể xác định được tình trạng của bé yêu Kiddi đã thực hiện bài dưới đây với một số biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng.

Suy dinh dưỡng gồm có nhiều kiểu suy dinh dưỡng vì vậy, ba mẹ cùng tìm hiểu từng biểu hiện suy dinh dưỡng ở từng dạng nhé!

1. Biểu hiện của trẻ thấp còi

Trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi dấu hiệu nhận biết đầu tiên chính là chiều cao của bé thấp hơn các bạn cùng trang lứa, chiều cao không đạt chỉ số phát triển theo tiêu chuẩn y tế. Dựa vào bảng quy chuẩn chiều cao theo tuổi, khi mới sinh trẻ dài 50cm, 6 tháng dài 65cm, 12 tháng: 75cm, 2 tuổi: 85cm, 3 tuổi: 95cm, 4 tuổi: 100cm. Sau đó, mỗi năm chiều cao tăng thêm 5cm, khi bé 8 tuổi phải cao 120cm. 

Do vậy để biết bé có bị suy dinh dưỡng thấp còi hay không ba mẹ nên thường xuyên đo đạc lại chiều cao của con qua từng giai đoạn. Từ đó, có thể xem xét thể trạng của con là suy dinh dưỡng hay không và có thể đưa ra giải pháp nỗ lực cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ.

2. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân

Khi trẻ bị loại suy dinh dưỡng này, biểu hiện sẽ là biếng ăn, ăn ít, vẻ ngoài gầy gò do khó hấp thu dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Một số trường hợp ba mẹ chăm chút dinh dưỡng cho bé tỉ mỉ nhưng vẫn không tăng cân đều được. 

Dựa vào cân nặng theo tuổi, khi trẻ mới sinh nặng cỡ 3kg, sau 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; sau đó mỗi năm tăng thêm 2kg. Khi bé 6 tuổi thì cân nặng phải là 20kg. Nếu không có cân, ba mẹ có thể đo vòng cánh tay trẻ  1- 5 tuổi, trẻ bình thường sẽ có vòng tay là 14-15cm, nếu dưới 13cm là trẻ đã bị suy dinh dưỡng.

3. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng thể teo

Biểu hiện của thể suy dinh dưỡng này trông rất là nặng nề, trẻ có biểu hiện gầy dơ xương, cơ thể ốm yếu, da bọc xương nhăn nheo. Cân nặng các bé này chỉ đạt 60% cân nặng của đứa trẻ phát triển bình thường. Suy dinh dưỡng dạng này là biểu hiện nặng của 2 trường hợp suy dinh dưỡng (1) và (2), do vậy cần rất nhiều thời gian, nỗ lực để bé có thể khôi phục lại thể trạng cơ thể ban đầu.

Bé có thể bị đuối sức, mất khả năng cử động, cơ thể có thể gặp các vấn đề rối loạn tiêu hoá. Để có thể hồi phục khi đã đến giai đoạn này, các bé cần có sự hỗ trợ của các nhân viên y tế. Bé cần được chăm sóc y tế đặc biệt trong một thời gian dài.

4. Trẻ suy dinh dưỡng thể phù

Trẻ suy dinh dưỡng thể phù là trẻ bị suy dinh dưỡng với trọng lượng cơ thể chỉ chiếm 60 - 80% trẻ phát triển bình thường. Tuy nhiên các biểu hiện của bé là mặt phù nề, tròn trịa, có thể bị phù chân mắt đến cuối mắt cho đến phù toàn thân. Da của trẻ xuất hiện các đám lấm tấm sắc tố màu nâu, bị bong vảy và lộ ra vết loét trắng ửng đỏ. 

Với ngoại hình về khuôn mặt có nhìn có vẻ trẻ béo phì, tuy nhiên tay chân thì khẳng khiu, trọng lực cơ yếu. Bên cạnh đó, trẻ có biểu hiện của thiếu máu, gan to, thoái hóa mỡ, phù, giảm đạm máu.

5. Biểu hiện của thể suy dinh dưỡng hỗn hợp

Biểu hiện của thể suy dinh dưỡng hỗn hợp là trẻ bị suy dinh dưỡng có biểu hiện của tất cả các biểu hiện của các thể trên. Những đứa trẻ này cũng chỉ có thể trọng cân nặng 60% so với người thường. Trẻ có thể gặp các vấn đề về teo cơ, phù nề, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa,...

Cơ thể trẻ có thẻ dễ dàng nhận ra làn da trẻ xanh xao nhiều, mặt không có nhiều sức sống. Với biểu hiện tổng hợp như này, trẻ chỉ có thể nhờ sự hỗ trợ của y tế để có thể sớm quay trở về với cuộc sống bình thường.

Trên đây là các loại suy dinh dưỡng trẻ em và biểu hiện mẹ cần biết để có thể dễ dàng phát hiện bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, ba mẹ có thể tìm ra các biện pháp phòng tránh hiệu quả, đem lại sức khỏe tốt nhất cho bé.


Nguyễn Hằng

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá