THỰC HƯ CÂU CHUYỆN "TRẺ BỊ RỐI LOẠN NGÔN NGỮ DO HỌC NGOẠI NGỮ SỚM"

Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ băn khoăn không biết có nên cho con tiếp xúc với ngoại ngữ khi con đang trong độ tuổi từ 3-5 tuổi không? Vậy trẻ có bị rối loạn ngôn ngữ khi học song ngữ không? Làm thế nào để con học ngoại ngữ ở độ tuổi này mà không ảnh hưởng đến việc học tiếng mẹ đẻ vì cơ bản ở độ tuổi này khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ còn chưa tốt?Có nhiều hiểu lần đã xảy ra khi ba mẹ cho bé học ngoại ngữ sớm liên quan đến rối loạn ngôn ngữ. Để giải đáp thắc mắc và làm rõ một số thông tin trên mời ba mẹ theo dõi bài viết bên dưới để biết thêm chi tiết nhé!

Con từ 2,5 đến 6 tuổi bị loạn ngôn ngữ, lỗi tại phụ huynh - I CAN READ

Rối loạn ngôn ngữ do sử dụng vài ngôn ngữ trong một câu nói

Một số trẻ học song ngữ có xu hướng kết hợp hai loại ngôn ngữ vào một câu nói trong giao tiếp hàng ngày (Ví dụ: cái áo màu red, đây là cái cup). Đấy gọi là hiện tượng “Code Switching”. Trước đây khi nhìn vào hiện tượng này mọi người sẽ cho rằng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, rằng đấy là một biểu hiện của chậm phát triển (Espinosa, 2010; Genesee et al., 2004; Hakuta, 1986) và thậm chị có nơi còn trừng phạt trẻ để ngăn chuyện đấy xảy ra.

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây được đăng trên The Pennsylvania State University lại cho rằng “Code Switching” là một phản ứng rất bình thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ của một trẻ học song ngữ. Thậm chí, nó phản ánh năng lực nhận thức và giao tiếp của người học và rằng não bộ của trẻ hoàn toàn phân biệt rất tốt các ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc (Genesee et al., 2004).

Trong khi nói, phản xạ của trẻ sẽ sử dụng từ vựng nào trẻ được tiếp xúc nhiều hơn. Chính vì vậy, trong trường hợp trẻ tiếp xúc quá nhiều tiếng Anh mà không có cơ hội thực hành và sử dụng tiếng Việt, trẻ sẽ nói tiếng Anh nhiều hơn. Hoặc nếu trẻ chỉ xem và học tiếng Anh thụ động không có sự chỉ dẫn của người lớn và những tương tác thực tế, thì trẻ cũng gặp khó khăn khi nói tiếng Anh và trộn lẫn các từ trẻ biết mà không hề hiểu nghĩa của từ.

Việc can thiệp và cố gắng xóa bỏ hiện tượng không những không giúp trẻ, trái lại còn vô tình giới hạn khả năng phát triển ngôn ngữ khiến trẻ ngại giao tiếp.

Hiện tượng “Code Switching” như vậy hoàn toàn không được coi là dấu hiệu bệnh lí để khẳng định trẻ bị “rối loạn ngôn ngữ” như nhầm tưởng của một số phụ huynh.

Mất ngôn ngữ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị | Vinmec

Trẻ học tiếng Anh sớm sẽ chậm nói tiếng Việt

Thứ nhất, chưa có một nghiên cứu khoa học nào nói rằng việc chuyển từ học hai ngôn ngữ sang học một ngôn ngữ sẽ giảm các nguy cơ của việc chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ. Thêm nữa cũng chưa có nghiên cứu khoa học nào nói rằng việc cho bé học hai ngôn ngữ thì tăng nguy cơ của việc chậm phát triển.

Thực tế các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng ngay cả đối với các bạn nhỏ bị bệnh Down hay đang gặp rối loạn ngôn ngữ thì các bạn ấy hoàn toàn có thể học thành thạo hai ngôn ngữ (Kay-Raining Bird et al., 2005). Có thể các bạn này sẽ học chậm hơn và khó lòng đạt đến mức độ thành thạo nếu so sánh với các bạn bình thường khác nhưng không hề khác so với các bạn cũng bị bệnh và chỉ học một ngôn ngữ trong cùng một điều kiện.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ không phụ thuộc vào số lượng ngôn ngữ mà trẻ được tiếp xúc (Cruz-Ferreira, 2011; Kohnert, 2007).

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ và phương pháp can thiệp kịp thời

Rối loạn ngôn ngữ thực sự là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu khi cơ thể mắc phải những bệnh lý hay có những tổn thương khó hồi phục tại não bộ, người bệnh sẽ gặp vấn đề khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với mọi người xung quanh bằng lời nói. Người bệnh có thể nói khó, nói ngọng, khó trình bày mong muốn bản thân, không hiểu lời nói,…

Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

Ở lứa tuổi dưới 5 tuổi, có đến 10-15% trẻ em bị chẩn đoán rối loạn ngôn ngữ với những biểu hiện sau:

  • Bé không hứng thú khi nói chuyện, không nhớ thông tin cuộc hội thoại đã xảy ra.
  • Bé thường không nhớ tên của các đồ vật, gọi bằng “cái này”, “cái kia” để thay thế.
  • Nhầm những từ có liên quan đến nhau như “con chó” lại gọi thành “con mèo”.
  • Dùng các từ tối nghĩa, không hợp hoàn cảnh.
  • Dùng sai thành ngữ, tục ngữ.
  • Không thể tập trung nghe người khác nói nhất là khi có tiếng ồn như tiếng nhạc hoặc tivi.

RỐI LOẠN NGÔN NGỮ DIỄN ĐẠT

Học ngôn ngữ càng sớm càng tốt

Theo Giáo sư Patricia Kuhl, giám đốc điều hành Viện nghiên cứu não bộ trẻ em thuộc Đại học Washington, Mỹ cho biết, khoa học đã chứng minh não bộ của trẻ giống như một cỗ máy học tập hoàn hảo. Não bộ của trẻ giúp trẻ học ngoại ngữ tốt nhất ở thời điểm từ 0 - 3 tuổi. Có thể bạn không tin, nhưng ngay từ khi sinh ra, trẻ đã có năng lực nhận biết và phân biệt âm của tất cả ngôn ngữ trên thế giới. Và năng lực này ngày một giảm dần theo thời gian.

Chính vì vậy, việc trẻ học hai hay nhiều ngôn ngữ cùng lúc ngay từ khi còn nhỏ hoàn toàn không đem lại tác động tiêu cực như nhiều phụ huynh lầm tưởng. Hấp thu và lĩnh hội nhiều ngôn ngữ cùng lúc là quá trình tuyệt diệu nhất mà bộ não con người có thể làm được, và trẻ nhỏ từ 0-3 tuổi là những người làm việc này tốt nhất. Việc học ngoại ngữ nên bắt đầu cho trẻ thật sớm.

Trên đây là câu trả lời cho thắc mắc về rối loạn ngôn ngữ có liên quan đến học song ngữ ở trẻ, từ đó ba mẹ hãy có cái nhìn đúng khi cho bé học song ngữ và cũng hãy có phương pháp học phù hợp cho bé ba mẹ nhé! Cảm ơn ba mẹ đã chú ý theo dõi bài viết!

Phạm Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá