NHỮNG CÁCH NHẬN BIẾT TRẺ MẮC BỆNH BÉO PHÌ

Ngày càng có nhiều trẻ em mắc bệnh béo phì. Chủ yếu do người lớn luôn mong muốn trẻ ăn càng nhiều càng tốt nhưng không kiểm soát chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý, làm cơ thể tích nhiều chất béo mà không hay biết. Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ, tâm lý mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, hoạt động thường ngày của bé. Vì vậy, ba mẹ hãy chú ý các biểu hiện sau đây của trẻ để nhận biết trẻ mắc bệnh béo phì hay không. Sẽ tốt hơn nếu bệnh của bé được phát hiện và điều trị sớm.

1. Nhận biết trẻ mắc bệnh béo phì bằng mắt thường

  • Trẻ thích ăn đồ ngọt, đồ chứa nhiều chất béo

Người béo phì có lượng đường trong máu rất cao, mỡ tích tụ trong cơ thể vượt ngưỡng bình thường nên không loại trừ nguyên nhân người đó ăn rất nhiều đồ ngọt và chất béo.

Ba mẹ quan sát nếu thấy đứa trẻ nhà mình thích ăn các món bột đường như cơm, chè, sô-cô-la, kem, bánh ngọt... hoặc những món béo như thịt mỡ, thịt quay, thức ăn chiên, lăn bột, món tiềm hay xúp nhiều nước béo… thì rất có thể trẻ sẽ bị thừa cân béo phì.

Đường và chất béo cũng cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhưng sẽ làm tăng cân nhanh hơn rất nhiều so với các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy ba mẹ chú ý cho trẻ ăn ở mức độ vừa phải.

  • Trẻ ăn nhiều và liên tục

 Hầu hết các phụ huynh đều có tư tưởng con ăn được càng nhiều càng tốt. Thấy con ăn ngoan, ăn nhanh, ăn liên tục, đòi ăn nhiều, ba mẹ nào cũng thấy vui và tiếp tục khích lệ con.

Tuy nhiên, trẻ đòi ăn liên tục, ăn  nhiều, ăn nhanh chưa hẳn đã là điều tốt. Nếu trạng thái này kéo dài liên tục thì ba mẹ nên cẩn trọng bởi bệnh béo phì có thể đang đến gần với trẻ. Những đứa trẻ háu ăn và xu hướng mắc bệnh béo phì thường lúc nào cũng có cảm giác thèm ăn và ăn không thấy no.

Ba mẹ nên giới hạn khẩu phần ăn của trẻ, với thể trạng của trẻ thì ăn bao nhiêu là đủ. Không nên cho trẻ ăn quá no trong một bữa, chia nhỏ các bữa trong ngày và ăn đúng giờ. 

  • Trẻ lười ăn hoa quả, rau xanh

Những trẻ không ăn rau thường sẽ bị béo phì do khẩu phần ăn không được cân đối mà nghiêng về các chất tạo năng lượng (béo, ngọt..). Rau củ và trái cây chứa nhiều chất xơ là những thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của trẻ. Rau củ quả cung cấp những vi chất dinh dưỡng rất cần thiết cho sự phát triển của của, ít calo và chất béo sẽ hạn chế bệnh béo phì ở trẻ. Chất xơ trong rau củ, trái cây còn có tác dụng “quét” bớt chất béo trong đường ruột ra khỏi ống tiêu hóa và giảm lượng chất béo được hấp thu.

Những đứa trẻ không chịu ăn rau xanh mà còn nạp vào cơ thể đồ nhiều chất béo và ngọt thì sẽ rất dễ bị béo phì. Vì vậy, phù huynh nên tăng lượng rau xanh trong bữa ăn của trẻ, hạn chế đồ ăn nhẹ có đường, chất ngọt và chất béo để giảm nguy cơ trẻ mắc bệnh béo phì. 

  • Trẻ hay thức khuya và ăn đêm

Thực tế rằng ăn khuya rất nhanh béo, còn dễ béo hơn trẻ ngủ nhiều như chúng ta vấn lầm tưởng. Người ta thấy rằng, những đứa trẻ mắc bệnh béo phì thường thức khuya và ngủ ít hơn những đứa trạng bình thường. Bởi thức khuya khiến trẻ đói và cần nạp thêm năng lượng. Sau khi ăn no trẻ sẽ đi ngủ mà không vận động, toàn bộ lượng thức ăn đã nạp vào sẽ được dùng để tạo mỡ dự trữ. Vì vậy, nếu trẻ có tình trạng hay thức khuya và ăn đêm thì rất có nguy cơ mắc bệnh béo phì. Ba mẹ cần kiểm soát tình trạng này của trẻ, cho trẻ ăn đủ vào bữa tối và nhắc đi ngủ đúng giờ. 

  • Trẻ tăng cân nhanh, mất kiểm soát

Tất cả những biểu hiện trên của trẻ sẽ dẫn đến kết quả là trẻ tăng cân nhiều, mất kiểm soát. Thông thường, trẻ trên 1 tuổi sẽ tăng trung bình 200-300g mỗi tháng. Vậy nên, nếu thấy trẻ tăng trên 0,5kg mỗi tháng trong khi chiều cao không mấy thay đỗi thì ba mẹ phải nghĩ ngay tới việc trẻ có thể bị thừa cân béo phì.

  • Thay đổi về ngoại hình

Quan sát bằng mắt thường nếu thấy trẻ có thân hình tròn trịa, phù nề, mỡ thừa xuất hiện ở cằm, đùi, cánh tay, hai bên ngực,...; rối loạn sắc tố da như có vết loang lổ trên da, có những chấm hoặc nốt rải rác hoặc tập trung thành từng mảng màu đỏ, nâu, đen, da khô, bong vẩy, dễ bị hăm đỏ, lở loét... thì ba mẹ nên cho trẻ đi khám sức khỏe để chắc chắn liệu trẻ có mắc bệnh béo phì hay không. 

2. Nhận biết trẻ mắc bệnh béo phì qua tính chỉ số BMI

BMI là chỉ số được tính dựa trên chiều cao và cân nặng của trẻ để ước lượng mỡ cơ thể. Do đó, ba mẹ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ dựa trên chỉ số  này.

Cách tính chỉ số BMI:

BMI cho trẻ, cha mẹ sử dụng công thức sau:

BMI = Cân nặng / (Chiều cao)2

Trong đó:        Cân nặng tính theo đơn vị kilogram (kg)

Chiều cao tính theo đơn vị mét (m)

Sau khi tính xong chỉ số BMI, ba mẹ dựa vào bảng và biểu đồ sau để xác định trẻ có thừa cân béo phì hay không:

Khoảng phần trăm của BMI
nh trạng
<5%
Thiếu cân
Từ 5% đến 85%
Bình thường hoặc khỏe mạnh
Từ 85% đến 95%
Thừa cân (có nguy cơ béo phì)
>95%
Béo phì

BMI trẻ em

Biểu đồ tăng trưởng tỷ lệ phần trăm BMI theo tuổi

Ví dụ: Một bé trai 6 tuổi, cao 1.12m và nặng 40kg

BMI = 40 / (1,21)2 = 27,3

Căn cứ biểu đồ dưới đây, ta sẽ kẻ 1 cột (màu xanh) thẳng đứng ở vị trí 6 tuổi (trục nằm ngang), cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 hình tròn màu đỏ như hình dưới.

Trẻ có BMI = 27,3 sẽ nằm ở vùng đỏ, thuộc khoảng phần trăm từ 85% đến 95%. Vậy trẻ có nguy cơ mắc bệnh béo phì ở mức báo động.

Lưu ý khi đo chiều cao, cân nặng của trẻ để tính chỉ số BMI chính xác:

  • Khi đo chiều cao, để trẻ đứng chụm chân dựng vào tường, đầu, vai, lưng, mông và gót chân thẳng nhau.
  • Khi cân, để trẻ tháo giày, chỉ mặc quần áo mỏng,nhẹ, sử dụng cân kỹ thuật số trên một mặt phẳng để kết quả chính xác nhất.
  • Luôn thực hiện cân đo vào cùng một thời điểm trong ngày.

Ngoài những cách nhận biết trên, ba mẹ có thể cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời tình trạng sức khỏe của trẻ. Ba mẹ cũng nên xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ khi còn nhỏ để phòng tránh trẻ mắc bệnh béo phì, là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. 

Xem thêm: 7 căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn ở trẻ mắc bệnh béo phì

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá