7 căn bệnh nguy hiểm tiềm ẩn ở trẻ mắc bệnh béo phì

Béo phì là căn bệnh nguy hiểm bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt, ăn uống không lành mạnh. Người lớn hay trẻ mắc bệnh béo phì không chỉ luôn ở trạng thái nặng nề, mệt mỏi do thừa cân mà còn có nguy cơ mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm khác nữa. Nhất là với trẻ em, nếu bệnh béo phì kéo dài từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành sẽ càng tạo điều kiện cho các bệnh khác phát triển.

Không phải mọi trẻ béo phì đều gặp vấn đề sức khỏe nhưng ba mẹ vẫn nên biết để lưu ý chăm sóc trẻ, hạn chế khả năng gây ra các bệnh dưới đây.

1.       Bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường có thể gây ra bởi bệnh béo phì. Bởi vì người mắc bệnh béo phì thường có lượng đường trong máu khá cao.

Nhìn chung, bệnh tiểu đường khó có dấu hiệu nhận biết rõ ràng và thường phát triển trong nhiều năm mà người bệnh không hề hay biết. Vì vậy, ở trẻ mắc bệnh béo phì, lượng đường tích tụ trong máu lâu ngày rất có thể dẫn đến bệnh béo phì. Sự xuất hiện của 2 căn bệnh sẽ khiến sức khỏe của trẻ giảm sút nhanh chóng.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này, trẻ mắc bệnh béo phì cần tiến hành giảm cân, thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường trong thức ăn, ngủ đủ giấc và tập thể dục thường xuyên.

2.       Suy giảm trí nhớ

Những trẻ mắc bệnh béo phí thường chậm chạp, có chỉ số thông minh thấp hơn những đứa trẻ bình thường. Nếu trẻ có bệnh béo phì không được chữa trị kịp thời thì khi trưởng thành sẽ có nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ Alzheimer cao hơn người bình thường.

3.       Bệnh xương khớp

Trẻ béo phì có trọng lượng cơ thể lớn sẽ gây sức ép lên các bộ phận trên cơ thể. Khung xương, nhất là các khớp gối, cột sống, xương hông sẽ phải chống đỡ, chịu sức ép của mỡ và thịt, do đó có nguy cơ phát triển viêm xương khớp. Ngoài ra, ở người mắc bệnh béo phì, nồng độ axit uric trong máu tăng cũng sẽ dẫn đến đau, viêm các khớp.

Khi các khớp xương bị viêm hoặc biến dạng nhưng vẫn tiếp tục phải chịu áp lực từ cơ thể thì bệnh tình sẽ càng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, để không mắc thêm bệnh này, trẻ béo phì cần điều trị, giảm cân sớm.

4.       Gan nhiễm mỡ

Theo các nghiên cứu, hơn 70% người mắc bệnh béo phì bị gan nhiễm mỡ. Trẻ mắc bệnh béo phì, lượng mỡ trong cơ thể vượt ngưỡng cho phép có thể làm ảnh hưởng đến sự vận chuyển chất béo ở gan, chất béo tích tụ lâu ngày trong tế bào gan sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Bệnh gan nhiễm mỡ ở giai đoạn đầu hoặc mức độ nhẹ vẫn có khả năng chữa khỏi được. Nhưng với điều kiện người bệnh phải giảm cân tích cực, chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Trẻ mắc bệnh béo phì vẫn có thể không bị mắc bệnh này nếu điều trị giảm cân sớm.

Nếu để tình trạng bệnh kéo dài có thể xảy ra viêm gan dạng nhiễm mỡ, đau bụng khác thường hoặc biến đổi chức năng gan. Gan nhiễm mỡ giai đoạn cuối sẽ dẫn đến xơ gan do mô sợi quá nhiều.

5.       Đột quỵ

Trẻ mắc bệnh béo phì còn có nguy cơ đột quỵ cao. Bởi vì ở người béo phì, việc trao đổi đường, mỡ trong cơ thể trở nên khác thường, làm xơ cứng mạch máu não và bám dính mỡ ở thành mạch máu, cộng thêm ảnh hưởng của tăng huyết áp dẫn đến tỉ lệ tắc nghẽn hoặc vỡ mạch máu não, đột quỵ cao.

Trẻ béo phì ở mức BMI lớn hơn 30 dễ bị tử vong do tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch. Trẻ béo phì mức độ thấp cũng phải cẩn trọng nếu có thêm các yếu tố nguy cơ khác như tiểu đường, tăng huyết áp... thì đột quỵ vẫn có thể xảy ra.

6.       Bệnh lý đường hô hấp

Mỡ bám nhiều có thể làm hạn chế hoạt động của cơ hoành, khí phế quản, trẻ béo phì dễ bị rối loạn nhịp thở khi ngủ. Điều này còn có thể dẫn đến chứng ngừng thở khi ngủ, rất nguy hiểm về đêm. Ngưng thở khi ngủ có thể khiến người bệnh buồn ngủ vào ban ngày và làm gia tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch và đột qụy.

Vì vậy, trẻ mắc bệnh béo phì cần có biện pháp giảm cân để hạn chế gặp bệnh lý về đường hô hấp.

7.       Tăng nguy cơ ung thư

Trẻ béo phì, tăng cân quá mức sẽ làm hạn chế các hoạt động của cơ thể như hô hấp, tuần hoàn, hạn chế khả năng vận động,... Do đó, các độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây ra các bệnh ung thư.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa bệnh béo phì và ung thu như: ung thư đại tràng, thực quản, ung thư vú, tử cung, ung thư gan mật tuy,...

Nói chung, khi phát hiện bệnh béo phì ở trẻ, ba mẹ cần hỗ trợ trẻ điều trị, giảm cân đúng cách, khoa học. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ giúp hạn chế tối đa mắc các bệnh nguy hiểm nêu trên. Giảm cân không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn có tâm lý thoải mái, vui vẻ trong cuộc sống. 

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá