05 GIAI ĐOẠN HẤP THỤ NGÔN NGỮ THỨ HAI CỦA TRẺ MẦM NON

Các nhà nghiên cứu định nghĩa việc tiếp thu ngôn ngữ thành hai loại: tiếp thu ngôn ngữ thứ nhất và tiếp thu ngôn ngữ thứ hai. Tiếp thu ngôn ngữ đầu tiên là một quá trình tự nhiên. Các bé lắng nghe những âm thanh xung quanh, bắt đầu bắt chước chúng và cuối cùng bắt đầu tạo ra từ. Tiếp thu ngôn ngữ thứ hai bằng học các yếu tố của ngôn ngữ mới, như từ vựng, thành phần ngữ âm, cấu trúc ngữ pháp và hệ thống chữ viết.

GS. Stephen Krashen chia quá trình tiếp thu ngôn ngữ thứ hai thành năm giai đoạn: tiếp thu trong im lặng, tiếp thu ngôn ngữ sớm, phát triển kỹ năng nghe – hiểu, thành thạo mức trung cấp và sử dụng ngôn ngữ nâng cao:

Giai đoạn 1: Giai đoạn hấp thu trong im lặng.

Trong khoảng thời gian từ 0 đến 6 tháng khi bắt đầu tiếp xúc. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ bắt đầu hấp thụ tiếng Anh trẻ em trong im lặng. Trẻ chưa có khả năng sử dụng tiếng Anh trẻ em mà hấp thụ bằng việc lắng nghe. Năng lực hiểu ngôn ngữ của bé còn thấp.

Nhiều cha mẹ đã nhận thức được tầm quan trọng giai đoạn vàng, cho con học ngôn ngữ thứ 2 từ sớm nhưng lại không hiểu được tính chất của giai đoạn bắt đầu tiếp xúc, vì nóng lòng và kỳ vọng quá nhiều dẫn đến việc cho con nghỉ giữa chừng hoặc cho rằng việc học không hiệu quả. Việc làm đó đã vô tình làm lỡ mất cơ hội vàng phát triển ngôn ngữ của con.

Giai đoạn này phương pháp học sử dụng hoạt động rất phù hợp với trẻ. Giáo viên cần thu hút sự tập trung chú ý của trẻ vào hoạt động nghe hiểu, nhắc đi nhắc lại nhiều lần và mô tả nghĩa của từ bằng cử chỉ. hành động, hình ảnh.

Hoạt động của thai nhi trong một ngày - Benh.vn

Giai đoạn 2: Giai đoạn bắt đầu sử dụng ngôn ngữ.

Khoảng từ 6 tháng đến 1 năm đầu đời, trẻ có khả năng sử dụng tiếng Anh bằng những từ hoặc cụm từ đơn giản, dễ phát âm. Bằng việc nghe và nhắc lại. Tuy nhiên, khả năng nghe cũng như đọc hiểu của bé còn hạn chế.

Giai đoạn này này giúp trẻ phân biệt các ngữ âm là điều rất quan trọng. Trẻ chưa cần học từ, mà là ngữ âm. Trẻ sẽ biết phân biêt các loại trên dễ dàng. Bố mẹ có thể sử dụng các phương pháp học sử dụng bài hát, kể truyện và tập trả lời các câu hỏi ngắn.

Thực hành phát triển ngôn ngữ cho bé 0-2 tuổi

Giai đoạn 3: Giai đoạn thể hiện sự tiến bộ rõ rệt của trẻ

Từ 1 – 3 tuổi, ở giai đoạn này có sự chuyển biến rõ rệt về kỹ năng nghe hiểu của trẻ. Trẻ có thể sử dụng tiếng Anh trẻ em tương đối độc lập tương tự như tiếng mẹ đẻ. Nhưng cũng không vì thế mà bắt trẻ phải học ở giai đoạn này. Vì có thể ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ ở giai đoạn sau.

Trẻ có thể sử dụng những cấu trúc câu ngắn, đơn giản. Vốn từ vựng được cải thiện và phát triển. Mặc dù, một số kỹ năng ngữ pháp còn nhiều lỗi. Bố mẹ có thể cho trẻ làm quen với tiếng Anh thông qua 1 số hoạt động vui chơi liên quan đến màu sắc, số đếm và hình dáng… Ví dụ, chơi xếp hình, mở video ca nhạc thiếu nhi tiếng Anh, hoặc video hoạt hình sinh động…

Các giai đoạn tập nói của trẻ và cách phát hiện sớm để giảm nguy cơ trẻ  chậm nói các mẹ nên lưu ý

Giai đoạn 4: Giai đoạn trẻ bắt đầu thành thạo ở mức trung cấp

Từ 3 – 6 tuổi khả năng nghe hiểu, đọc hiểu của trẻ rất tốt. Trẻ có thể hoàn toàn đủ khả năng để đối thoại trực tiếp. Lượng từ vựng của bé tiếp tục mở rộng. Với những trẻ được học tiếng Anh từ giai đoạn mẫu giáo thì giai đoạn này giải thích vì sao có các thần đồng nhí nói tiếng Anh thành thục, ngôn từ mạch lạc rõ ràng.

Những năm đầu đời là giai đoạn tốt nhất để trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên

Giao tiếp bằng ngôn ngữ thứ hai là thông thạo, đặc biệt là trong các tình huống ngôn ngữ xã hội. Cá nhân có thể nói gần như trôi chảy trong các tình huống mới hoặc trong các lĩnh vực học thuật, nhưng sẽ có những lỗ hổng trong kiến thức từ vựng và một số thành ngữ chưa biết. Có rất ít lỗi và cá nhân có thể thể hiện các kỹ năng tư duy bậc cao trong ngôn ngữ thứ hai như đưa ra ý kiến hoặc phân tích một vấn đề.

Top 7 trung tâm tiếng Anh cho trẻ em tốt nhất TPHCM - EFC

Giai đoạn 5: Giai đoạn bé trở nên thành thạo ngoại ngữ ở mức cao cấp.

6 – 10 tuổi trẻ có khả năng giao tiếp ở mức độ phức tạp hơn. Việc giao tiếp trong nhiều tình huống, nhiều chủ đề khác nhau cũng không làm khó trẻ. Các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được kết hợp thành thạo và bài bản hơn.

Đây chính là giai đoạn đòn bẩy, trẻ cần bồi đắp kiến thức và cung cấp thông tin để tối ưu khả năng sử dụng tiếng Anh. Trẻ sẽ có những thành tích vượt trội so với bạn bè hay không phụ thuộc vào phương pháp mà bố mẹ lựa chọn.

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ như Jim Cummins, Catherine Snow và Stephen Krashen đã nghiên cứu các giai đoạn phát triển ngôn ngữ trong nhiều năm. Tất cả đều cho rằng phải mất từ 5 đến 7 năm để một đứa trẻ đạt được kỹ năng ngôn ngữ nâng cao. Nếu trẻ chưa phát triển đầy đủ các kỹ năng ngôn ngữ và khả năng đọc viết đầu tiên, có thể mất từ 7 đến 10 năm để sử dụng ngôn ngữ thành thạo.

Trên đây là 5 giai đoạn học ngôn ngữ của bé, ba mẹ có thể xem các đặc điểm của từng giai đoạn để xem bé nhà mình đang trong giai đoạn nào, từ đó có thể đưa ra lộ trình học phù hợp nhé! Cảm ơn ba mẹ đã chú ý theo dõi bài viết! 

Phạm Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá