NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ GÂY HẠI CHO CON

Giấc ngủ có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé ngay từ những năm tháng đầu đời. Thế nhưng, những thói quen ngủ tưởng chừng vô hại có thể khiến bé trằn trọc, khó ngủ và đôi khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe. Bởi vậy, hãy cùng tìm hiểu những thói quen ngủ có thể gây hại cho trẻ, bố mẹ nhé!

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ GÂY HẠI CHO CON

1. Thường xuyên thay đổi giờ giấc ngủ của con

Các em bé cũng cần phải có lịch trình ngủ phù hợp như người lớn. Khi bé đã có thời gian ngủ đúng như lịch trình, bé sẽ tự cảm thấy buồn ngủ mà không cần bố mẹ phải ru. Nhưng hầu hết bố mẹ đều không có sự thống nhất,nhất quán trong lịch trình ngủ của trẻ.Ví dụ như khi bé đang chơi đùa thì bố mẹ lại đưa bé đi ngủ, hay trẻ đang rất cần ngủ mệt mỏi rồi thì lại để trẻ thức khuya hoạt động.

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ GÂY HẠI CHO CON

Bố mẹ có thể thay đổi lịch trình ngủ của trẻ,nhưng hạn chế thay đổi càng ít càng tốt, sao cho linh hoạt với nếp sinh hoạt cũng như sự thích nghi của trẻ, miễn sao đảm bảo bé luôn có những giấc ngủ chất lượng và tốt nhất!

2. Bỏ qua những dấu hiệu buồn ngủ

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ GÂY HẠI CHO CON

Trẻ con khác với người lớn theo nhiều cách, cả về thời gian ngủ và thói quen ngủ. Khi cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi, trẻ sẽ phát một số tín hiệu mà bố mẹ cần theo dõi như dụi mắt, ngáp, khóc hoặc bồn chồn mà không có lý do rõ ràng. Nếu trẻ đã phát những tín hiệu này cho bố mẹ mà bố mẹ bỏ lỡ, thì giấc ngủ tự nhiên sinh lý của bé sẽ trôi qua và cơ thể của trẻ sẽ tự động tiết ra 1 loại hormone tên là Cortisol - hormone này liên quan đến sự căng thẳng. Điều đó sẽ khiến trẻ ngủ mệt mỏi, cáu gắt và ngủ khó hơn rất nhiều!

3. Để bé quá phụ thuộc vào bố mẹ

Nhiều trường hợp bé không thể tự ngủ, mẹ liền nằm cùng với bé, cho bé ti để bé ngủ.Hay bố cố gắng bế bé trên tay thì bé ngủ nhưng vừa đặt bé xuống giường thì bé lại thức giấc. Điều này vô tình đã tạo thói quen khi ngủ không tốt cho bé, vừa khiến bố mẹ mệt mỏi, lại khiến cho trẻ phụ thuộc vào mình.

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ GÂY HẠI CHO CON

Giải pháp khá đơn giản, bố mẹ hãy áp dụng theo nhé. Hãy ở cạnh bên trẻ, khi trẻ có dấu hiệu buồn ngủ, hay ở bên dỗ dành, vỗ về, tuyệt đối không bế trẻ lên, trẻ sẽ quen với điều đó. Việc này sẽ khiến trẻ tự đi ngủ dễ dàng hơn, và yên tâm khi thấy bố mẹ ở ngay bên cạnh mình. Và bố mẹ hãy có niềm tin rằng, bé buồn ngủ chắc chắn bé sẽ phải ngủ thôi.

4. Cho trẻ bú đêm nhiều lần

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ GÂY HẠI CHO CON

Không có đứa trẻ nào là nói không với sữa. Các bà mẹ sau cả ngày chăm con mệt mỏi thường chọn giải pháp cho bé ngậm ti khi ngủ. Ngay cả khi bé thức dậy nhiều lần buổi đêm, mẹ cũng cho bé ti lại. Nhưng điều này sẽ khiến trẻ bú lắt nhắt nhiều bữa và khiến cho giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng, gián đoạn. Việc ăn đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ mà còn ảnh hưởng đến các bữa ăn khác trong ngày của bé. Mẹ hãy ngừng làm việc này nhé để đảm bảo giấc ngủ cho con và cho trẻ ăn bữa trước khi ngủ thật no.

5. Trùm chăn khi ngủ

Nhiều bé thích trùm chăn kín đầu và toàn thân, đặc biệt là khi sợ hãi hoặc trời lạnh. Đây là thói quen khi ngủ không tốt, ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe. Trong quá trình thở, cơ thể hít vào khí oxy vào và thở ra khí CO2. Khi đầu bị trùm kín, khí oxy trong chăn ngày càng ít đi, còn khí CO2 ngày càng nhiều lên. Vì không được cung cấp đủ dưỡng khí nên não trẻ sẽ hoạt động kém đi. Tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ khiến các tế bào não bị tổn thương. Do đó, không nên để con trùm chăn kín đầu khi ngủ. Những ngày quá lạnh, cha mẹ cần đóng kín các cửa sổ và bật thêm sưởi nếu cần.

NHỮNG THÓI QUEN XẤU KHI NGỦ GÂY HẠI CHO CON

Hãy nhớ thói quen ngủ lành mạnh sẽ là chìa khóa để bé yêu phát triển tốt nhất. Bởi vậy ba mẹ hãy kiên nhẫn loại bỏ những thói quen ngủ xấu kể trên cho con nhé!

Huyền Thanh

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá