Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết

Trẻ hóc dị vật rất nguy hiểm nếu không được sơ cứu kịp thời. Vì vậy, ba mẹ phải trang bị kiến thức về sơ cứu khi trẻ hóc dị vật để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra, không kịp đưa trẻ đến cơ sở y tế. Ba mẹ lưu ý những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật mà Kiddi chia sẻ sau đây nhé.

1. Cách tránh để trẻ bị hóc dị vật

Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết

Có rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn khiến trẻ bị hóc dị vật bất cứ lúc nào, nhất là với trẻ sơ sinh, chưa có đầy đủ nhận thức. Người lớn cần chú ý, kiểm soát bất cứ đồ ăn, đồ vật mà trẻ tiếp xúc để tránh tình huống xấu xảy ra.

  • Trẻ còn quá nhỏ, không cho trẻ cầm những đồ vật, thức ăn nhỏ như viên kẹo, hạt lạc, quả nhãn,... bởi trẻ luôn có thói quen đưa mọi thứ vào miệng.
  • Luôn kiểm tra khu vực trẻ chơi có xuất hiện những đồ vật nhỏ như cúc áo, que, viên bi, hạt các loại quả,...
  • Không cho trẻ tự ăn những thức ăn dễ gây hóc như cá, thịt, sườn, nhãn, vải, rau để cuộng dài... ba mẹ hãy gỡ bỏ hạt, xương cá rồi mới cho bé ăn.
  • Không để trẻ vừa chơi vừa ăn, vừa khóc vừa ăn, lúc đó trẻ không tập trung vào bữa ăn rất sẽ bị sặc, nghẹn, hóc thức ăn.
  • Không cho trẻ ăn những thức ăn trơn tuột, như thạch, dễ dính cuống họng như bánh trôi, bánh nếp,...
  • Nhắc nhở, dạy trẻ phân biệt đồ gì được ăn, đồ gì không được ngậm, cho vào mồm.

2. Trẻ hóc dị vật nguy hiểm như thế nào?

Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết

Ở trẻ nhỏ, các phản xạ đóng mở thanh quản để bảo vệ đường thở chưa được hoàn thiện nên các dị vật (cúc áo, hòn bi, hạt các loại quả, xương cá, thạch, trân châu,...) rất dễ mắc vào thanh quản, khí quản hoặc phế quản của trẻ.

Trường hợp người lớn nhìn thấy ngay trẻ cho dị vật vào miệng thì có thể kịp thời móc họng trẻ để lấy ra ngay. Nhưng cũng có nhiều trường hợp người lớn không để ý thấy, không biết trẻ bị hóc dị vật, không sơ cứu kịp thời dẫn đến nguy hiểm, thậm chí nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở. Cũng có trường hợp nhận thấy trẻ hóc dị vật nhưng lại sơ cứu không đúng cách, trẻ được cứu sống nhưng mắc di chứng suốt đời vì tổn thương não không phục hồi.

Hoặc có trường hợp trẻ nuốt dị vật vào bụng, ba mẹ không biết do trẻ không còn bị tắc đường thở, mà dị vật có thể làm tổn thương đường ruột của trẻ, đau bụng, xuất huyết dạ dày (dị vật sắc nhọn)... Nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời thì hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ hóc dị vật

Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết

- Khi đang chơi hoặc ăn thấy trẻ có biểu hiện ho sặc sụa, khó thở, tím tái người, đổ mồ hôi, thậm chí tiểu và đại tiện ra quần thì có thể trẻ đã hóc dị vật.

- Dị vật rơi vào thành quản: trẻ khàn tiếng, ho dữ dội, thở rít, mặt đỏ gay, biểu hiện có thể gần giống viêm phế quản hay viêm phổi nên dễ nhầm lẫn.

- Tắc đường thở hoàn toàn: không nói được, tay ôm cổ, khó thở, cố thở, mắt trợn ngược, mặt đỏ gay, mạch máu ở cổi nổi phồng, môi và lưỡi tím tái.

Tóm lại, khi thấy trẻ có các biểu hiện khó thở, ho, mặt và người tím tái, không nói hay phát ra tiếng được thì ba mẹ phải nghĩ ngay đến có thể trẻ hóc dị vật và tiến hành sơ cứu ngay lập tức.

4. Các cách sơ cứu trẻ hóc dị vật tại nhà

Với trẻ sơ sinh:

Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết


- Đặt trẻ ở tư thế đầu thấp trên một cánh tay hoặc đùi của bạn.

- Lấy ngón tay mở miệng của em bé mở ra và lấy gót bàn tay vỗ vào vùng giữa lưng của trẻ 5 lần vào chỗ giữa hai bả vai. Kiểm tra giữa mỗi lần vỗ xem trẻ đã hết tắc nghẹn chưa.

- Nếu tình trạng tắc nghẽn vẫn còn, lật ngửa trẻ lại, ấn ngực 5 cái bằng hai ngón tay ở 1/2 dưới xương ức. Mỗi lần ấn ngực, kiểm tra xem đã khai thông được chỗ bị nghẹn chưa.

- Nếu trẻ vẫn bị nghẹn, hãy đập lưng bé 5 lần xen kẽ với ấn dứt khoát lên ngực bé 5 lần cho đến khi dịch vụ cấp cứu đến nơi.

Với trẻ lớn hơn:

Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết

- Bảo đứa trẻ cúi người xuống và lấy ức bàn tay của bạn vỗ mạnh và dứt khoát ở chỗ giữa hai bả vai của trẻ. Trước khi vỗ tiếp, kiểm tra xem đã khai thông được chỗ bị nghẹn chưa.

- Nếu vẫn chưa hết nghẹn, sau khi vỗ 5 lần hãy sử dụng phương pháp ấn ngực.

- Đặt một bàn tay ở giữa lưng và đặt tay kia ở giữa ngực đứa trẻ. Lấy ức bàn tay đang đặt trên ngực, ấn ngực xuống 5 lần - tương tự như cách ấn ngực hồi sinh tim phổi (CPR) nhưng chậm hơn và dứt khoát hơn. Sau mỗi lần ấn ngực, kiểm tra xem đã khai thông được chỗ bị nghẹn chưa.

- Nếu trẻ vẫn còn bị nghẹn, hãy gọi cấp cứu rồi thực hiện thao tác vỗ lưng 5 lần và ấn ngực 5 lần thay đổi nhau cho đến khi bác sĩ cấp cứu tới nơi.

Nghiệm pháp Heimlich

Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết

- Bước 1: Đứng phía sau

- Bước 2: Ôm vòng qua eo trẻ bằng hai tay

- Bước 3: Nắm chặt hai tay lại, kéo mạnh vào trong và hướng lên trên, phía dưới xương sườn của trẻ. Lặp lại khoảng 5 lần

Ấn bụng

Nếu trẻ vẫn chưa hết ngạt thì bạn cứ luân phiên vỗ vai rồi xốc như vậy vài lần. Nếu trẻ trở nên bất tỉnh và không thở được thì ta đặt trẻ nằm xuống và ép vào bụng

- Bước 1: Qùy xuống và dạng hai chân qua người trẻ, rồi tiến hành ấn bụng

- Bước 2: Dùng 2 ngón tay giữa, ấn mạnh vào giữa xương ức (xương to giữa ngực trẻ), mức ngang với đường nối 2 núm vú của trẻ.

Thực hiện ấn 5 lần chậm, chắc. Sau đó kiểm tra lại trẻ đã loại bỏ dị vật ra chưa. Nếu thấy dị vật đã tống ra, còn ở trong miệng, nên nhẹ nhàng dùng ngón tay lấy dị vật ra ngoài. Nếu trẻ trở lại bình thường thì đặt trẻ ở tư thế hồi sức.

Trong trường hợp đã thử hết mọi cách vẫn không đưa được dị vật ra ngoài, ba mẹ cần đưa trẻ đi cấp cứu nhanh nhất có thể. Trong lúc chờ đợi cấp cứu cũng phải thử các biện pháp pháp sơ cứu thì mới có cơ hội cứu trẻ khỏi nguy hiểm.

5. Các sai lầm cần tránh khi sơ cứu cho trẻ hóc dị vật

Những cách sơ cứu cho trẻ hóc dị vật tại nhà ba mẹ phải biết

Trong lúc bối rối khi thấy bé hóc dị vật, người lớn thường có những việc làm theo bản năng có thể khiến dị vật càng vào sâu hơn, khiến bé nguy hiểm hơn. Ba mẹ cần tránh những điều sau khi sơ cứu cho trẻ:

  • Dùng tay lấy dị vật ra: Điều này có thể làm dị vật xuống sâu hơn, làm đau trẻ, hoặc gây xước niêm mạc họng, chảy máu làm nhiễm trùng.
  • Vuốt xuôi ngực: Đây là thói quen của người lớn khi thấy trẻ nghẹn, hóc thức ăn hay dị vật nhưng đây là hành động không đúng vì có thể làm dị vật chui sâu hơn vào đường thở.
  • Sử dụng một số mẹo dân gian như: cho trẻ nuốt cơm, hoa quả,... điều này có thể khiến trình trạng hóc dị vật trở nên nghiêm trọng hơn.

Trên đây là tất cả những điều ba mẹ cần biết về khi sơ cứu trẻ hóc dị vật. Ba mẹ nào cũng nên trang bị những kiến thức này để phòng trường hợp trẻ có thể bị hóc dị vật bất cứ lúc nào nhé.

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá