NHẬN BIẾT 4 BỆNH TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

Những năm tháng đầu đời, do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên con rất dễ gặp phải các vấn đề liên quan tới đường tiêu hóa. Đây là yếu tố cản trở quá trình phát triển của trẻ nên bố mẹ cần nhận biết những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa từ sớm để xử trí kịp thời.

NHẬN BIẾT 4 BỆNH TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ


I. 
Táo bón

    NHẬN BIẾT 4 BỆNH TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

    1. Nguyên nhân

    • Thay đổi môi trường sống, thói quen sinh hoạt chế độ ăn uống.
    • Khi chuyển từ sữa mẹ sang các loại sữa thay thế hay ăn dặm.
    • Trẻ ham chơi biếng đi, không thoải mái khi dùng nhà vệ sinh công cộng, trường học.
    • Tinh thần bị ức chế, trẻ sống trong gia đình có không khí căng thẳng.
    • Tình trạng ăn uống kém, thiếu chất xơ, thiếu nước.
    • Do mắc chứng bệnh khác hoặc tác dụng phụ của thuốc.

    2. Biểu hiện

    Trẻ được xem là táo bón khi đi dưới 3 lần/tuần, phân cứng, khô và có thể gặp khó khăn, đau đớn khi đi. Trẻ nhỏ quấy khóc, còn trẻ lớn nếu đã biết nói thì có thể nói rằng con chưa đi hết phân.

    3. Phương pháp điều trị

    • Khuyến khích, trấn an khi trẻ ngồi bô
    • Giữ nhà vệ sinh thông thoáng sạch sẽ, chọn bô, bồn cầu có kích thước phù hợp với trẻ
    • Cho trẻ ngồi ngâm vào nước ấm trước khoảng 5 – 10 phút
    • Đối với trẻ từ 6 tháng trở lên, cho trẻ uống thêm nước trái cây nhuận trường như cam, lê, táo, mận,..
    • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, tránh dùng nhiều nước có ga và thức ăn ngọt
    • Bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn của trẻ

    Hầu hết các trường hợp táo bón ở trẻ có thể điều trị tại nhà, tuy nhiên trẻ mãi không hết táo bón, táo bón hơn 2 tuần hay nghi ngờ bệnh lý khác, bạn cần đưa trẻ đến bệnh viện.

    II. Tiêu chảy

    NHẬN BIẾT 4 BỆNH TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

    1. Nguyên nhân

    • Do nhiễm vius (chủ yếu là Rotavirus, chiếm 60%) hoặc vi khuẩn (E.coli, trực trùng lị Shigella,…), kí sinh trùng.

    Trẻ mọi độ tuổi đều có nguy cơ nhiễm bệnh, tuy nhiên nhóm trẻ nguy cơ nhiễm bệnh cao nằm ở:

    • Hầu hết trong 2 năm đầu, cao nhất là trẻ 6 – 11 tháng tuổi, lúc trẻ chuyển sang ăn dặm.
    • Trẻ bị suy dinh dưỡng.
    • Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu,…
    • Trẻ ăn uống không hợp vệ sinh, thực phẩm và nguồn nước uống nhiêm bẩn.

    2. Biểu hiện

    Trẻ có dấu hiệu bị tiêu chảy khi đi ra phân lỏng hay tóe nước, hay có máu trong phân; đi hơn 2 lần trong 1 ngày; có thể kéo theo dấu hiệu khác như đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, mất nước.

    Bệnh tiêu chảy được phân thành 2 loại theo thời gian:

    • Tiêu chảy cấp: Tiêu chảy dưới 14 ngày.
    • Tiêu chảy kéo dài: Tiêu chảy từ 14 ngày trở lên, không có 2 ngày liền ngưng tiêu chảy.

    3. Phương pháp điều trị

    • Uống nhiều dịch để ngừa mất nước:
    • Nước thường: Nước sôi để nguội, nước dừa tươi, nước cam vắt
    • Nước Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ
    • Bổ sung dinh dưỡng vào chế độ ăn:
    • Số bữa ăn tăng lên thêm 6 lần.
    • Khuyến khích bú mẹ nếu mẹ còn sữa và giảm lượng sữa khác.

    Tuy nhiên khi trẻ có triệu chứng mất nước nặng như ngủ li bì, mệt sốt, giảm ăn uống hoặc giảm bú kéo dài, phân có máu, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện chữa trị kịp thời, tránh tử vong.

    III. Trào ngược dạ dày thực quản

    NHẬN BIẾT 4 BỆNH TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

    1. Nguyên nhân

    Trào ngược dạ dày thực quản gồm có 2 loại: sinh lý và bệnh lý.

      Nguyên nhân sinh lý thường gặp với trẻ dưới 6 tháng tuổi là do:

      • Trẻ ăn quá no, hoặc cơ thể phản ứng với loại thực phẩm nào đó.
      • Dạ dày trẻ nằm ngang, cơ vòng thực quản dưới đóng mở chưa đều.
      • Mẹ cho trẻ bú sai tư thế.

      Nguyên nhân bệnh lý thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi là do di tật bẩm sinh hoặc là triệu chứng của một bệnh lý khác.

      2. Biểu hiện

        Bố mẹ không nên quá lo lắng trào khi hiện tượng này xảy ra trong thời gian ngắn, tần suất ít, sau ăn và không kèm theo triệu chứng khác.

        Bé dưới 6 tháng tuổi, trớ sữa vài lần một ngày nhưng chơi đùa, lên cân tốt, bú đều đặn, không bị khò khè tái đi tái lại… thì nhiều khả năng chỉ là trào ngược sinh lý, sẽ mất theo thời gian.

        Tuy nhiên, những biểu hiện sau sẽ là bệnh lý khi:

        • Xảy ra thường xuyên, kéo dài đến sau 1 tuổi.
        • Ói ra máu, quấy khóc với trẻ lớn thì trẻ kêu đau bụng, khó nuốt.
        • Trẻ chậm lên cân, gầy gò, biếng ăn, sợ ăn.
        • Triệu chứng hô hấp kéo dài: ho, khò khè, suyễn, viêm phổi tái phát nhiều lần…

        3. Phương pháp điều trị

          • Làm đặc thức ăn, chia thành nhiều bữa nhỏ để giúp trẻ tiêu hóa nhanh hơn (không quá 7 lần/ngày)
          • Tránh rung lắc trong khi ăn, giữ tư thế bé ngồi thẳng trong và sau khi ăn.
          • Khi trẻ bị nôn trớ, giúp trẻ làm sạch khoang miệng, để dạ dày ổn định rồi mới ăn tiếp.
          • Khi bé ngủ nên để bé nằm nghiêng để tránh trường hợp bé bị nôn trớ khi nằm ngửa dễ sặc lên mũi gây tắc đường thở.
          • Các trường hợp nghi bệnh lý, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

          IV. Rối loạn tiêu hóa

          NHẬN BIẾT 4 BỆNH TIÊU HÓA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ

          1. Nguyên nhân

          • Trẻ trong độ tuổi từ 0 cho đến 6 tuổi, sức đề kháng lẫn hệ tiêu hóa còn yếu nên dễ bị tấn công bởi vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng…
          • Khi kháng sinh đi vào cơ thể, chúng không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng sinh thái đường ruột, dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa.
          • Trẻ có thể bị rối loạn khi sống ở một môi trường có chất lượng vệ sinh kém từ nguồn nước ô nhiễm cho đến nguồn thực phẩm.
          • Các biến chứng từ các bệnh khác như viêm mũi họng cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm phế quản... có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Một khi mắc những bệnh này, trẻ thường bị tiết ra đờm chứa vi khuẩn, thay vì khạc nhổ ra ngoài, trẻ lại nuốt dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột, gây rối loạn tiêu hóa.
          • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý.

          2. Biểu hiện

          • Ợ hơi, chán ăn
          • Nôn trớ
          • Táo bón
          • Đi ngoài phân sống
          • Tiêu chảy

          Cần lưu ý, do cơ địa của trẻ còn rất non nớt, thành ruột yếu. Nếu bị nhiễm khuẩn, các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể thay đổi rất nhanh, có khi trẻ vừa tiêu chảy, một lúc sau lại táo bón. Trẻ có thể thấy đau bụng, quặn bụng, chướng bụng, đầy hơi...

          3. Phương pháp điều trị

          • Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa thì nên đưa trẻ để bệnh viện để các bác sĩ tiến hành kiểm tra, chẩn đoán chính xác bệnh, nguyên nhân gây bệnh, từ đó có phương án điều trị chính xác
          • Không tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh, thuốc cầm tiêu chảy... Tất cả các loại thuốc đều cần có sự cho phép của bác sĩ
          • Giữ gìn vệ sinh thân thể sạch sẽ
          • Gọn gàng nhà cửa, môi trường sinh hoạt xung quanh bé
          • Có chế độ ăn uống hợp lý, đa dạng thực phẩm, chú ý cho trẻ ăn nhiều các thực phẩm giàu vitamin. Nên chế biến đồ ăn ít dầu mỡ, mềm và dễ tiêu hóa

          Hy vọng bài viết đã cung cấp cho phụ huynh nhiều thông tin hữu ích để kịp thời nhận biết và có cách xử lý phù hợp trong từng trường hợp bệnh của con.

          Huyền Thanh

          Bình luận về bài viết

          Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

          Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

          Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá