NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ TĂNG ĐỘNG - GIẢM CHÚ Ý

Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tăng động - giảm chú ý ở trẻ cũng như các biện pháp điều trị căn bệnh này!

I. Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động - giảm chú ý ở trẻ

Theo những nghiên cứu của Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ cập nhật đến thời điểm hiện tại thì:

  • Tăng động giảm chú ý là một trạng thái thần kinh mà những dấu hiệu phụ thuộc vào môi trường của trẻ.
  • Phần kiểm soát sự chú ý và hoạt động của trẻ có thể hoạt động kém hơn, liên quan đến tình trạng tăng động, giảm chú ý.
  • ADHD thường xuất hiện ở nhiều thành viên trong gia đình. Thi thoảng bố mẹ được chẩn đoán tăng động giảm chú ý cùng lúc với con.
  • Trong một số trường hợp hiếm, chất độc trong môi trường có thể dẫn đến ADHD. Ví dụ, lượng chì trong cơ thể có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và hành vi của trẻ. Chì có thể xuất hiện ở nhiều nơi, nhất là những ngôi nhà sử dụng loại sơn có chì.
  • Tai nạn khiến chấn thương đầu nghiêm trọng có thể dẫn đến ADHD trong một số trường hợp.
  • Trẻ sinh non có nguy cơ ADHD cao hơn
  • Phơi nhiễm trong thời kỳ thai nghén, ví dụ như mẹ uống rượu, hút thuốc có thể tăng nguy cơ ADHD cho con.NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ TĂNG ĐỘNG - GIẢM CHÚ Ý

II. Điều trị trẻ tăng động - giảm chú ý như thế nào?

Điều trị cho trẻ tăng động - giảm chú ý có khá nhiều phương pháp bao gồm thuốc, giáo dục, hướng dẫn, tham vấn. Những điều trị này làm thuyên giảm triệu chứng nhưng không chữa lành bệnh và có thể sẽ mất thời gian để tìm ra cách tốt nhất điều trị cho trẻ.

1. Trị liệu hành vi

Các nghiên cứu cho thấy trị liệu hành vi đóng vai trò quan trọng trong chữa trị cho trẻ có tình trạng tăng động – giảm chú ý. ADHD không chỉ ảnh hưởng đến khả năng chú ý và ngồi yên của trẻ ở trường mà còn ảnh hưởng đến quan hệ với gia đình, bạn bè. Những trẻ ADHD thường có những hành vi rất gây phiền hà đến người khác. Trị liệu hành vi là phương án giúp giảm những hành vi này và nên áp dụng trị liệu hành vi càng sớm càng tốt khi thấy có dấu hiệu.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ TĂNG ĐỘNG - GIẢM CHÚ Ý

Mục tiêu của trị liệu hành vi là giúp trẻ tăng cường hoặc học hỏi những hành vi tích cực và hạn chế những hành vi tiêu cực/ không mong muốn/ có vấn đề.

  • Đối với từng học sinh có biểu hiệu tăng động giảm chú ý, giáo viên cần phối hợp chặt chẽ với gia đình để hỗ trợ quá trình điều trị cho trẻ. Việc chữa trị cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ nhiều phương pháp như liệu pháp tâm lý kết hợp với giáo dục phù hợp sẽ giúp trẻ mau hồi phục và có thể hòa nhập lại cuộc sống nhanh hơn. Điều trị tâm lý là biện pháp cốt lõi cho trẻ.
  • Liệu pháp hành vi nhận thức: giải thích cho trẻ hiểu việc cần làm, nêu những hành vi tốt được mong đợi ở trẻ, chia nhỏ nhiệm vụ thành các bước và hướng dẫn trẻ cách làm, khen thưởng khi trẻ tiến bộ để củng cố hành vi tốt.
  • Huấn luyện nếp sống và các kỹ năng xã hội: giúp trẻ dễ dàng hòa mình vào cuộc sống và môi trường học tập.
  • Hỗ trợ và tư vấn gia đình cách quan tâm đến trẻ: cha mẹ cần dành thời gian hơn trong việc quan tâm và nhắc nhở trẻ, nhất là việc thống nhất cách nuôi dạy trẻ.
  • Bài tập tăng cường vận động hợp lý: các bài tập vận động nhằm giúp trẻ lập kế hoạch vận động phù hợp, làm chủ vận động và trương lực cơ, một số bài tập còn giúp tăng sự tập trung chú ý ở trẻ.
  • Trò chơi trị liệu phù hợp: giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, tập luyện tính kiên trì, học cách tổ chức và ứng xử với bạn trong khi chơi. Không nên chơi những trò chơi kích thích ngoài tầm kiểm soát của trẻ. Việc đi bộ, tập thư giãn giúp làm giảm mức độ tăng hoạt động ở trẻ.

2. Thuốc

Kê đơn thuốc methylphenidate (một loại thuốc chữa trị ADHD) nếu trị liệu hành vi không có cải thiện đáng kể nào và trẻ tiếp tục có những dấu hiệu nghiêm trọng và thường xuyên.

Nếu như trong điều kiện có thể áp dụng trị liệu hành vi, bác sĩ nên cân nhắc nguy cơ sử dụng thuốc khi trẻ còn nhỏ so với mức độ nguy hại nếu trì hoãn chẩn đoán và chữa trị.

NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ TĂNG ĐỘNG - GIẢM CHÚ Ý

Dùng thuốc đúng theo toa rất quan trọng. Cha mẹ nên quan tâm, theo dõi việc dùng thuốc, khả năng kích thích trẻ, lạm dụng hoặc nghiện.Để giúp trẻ dùng thuốc an toàn, đúng liều, đúng thời gian:

  • Dùng thuốc cẩn thận: giám sát việc dùng thuốc của trẻ, không để chúng tự dùng thuốc mà không theo dõi
  • Để thuốc nơi an toàn, có khóa: sử dụng thuốc quá liều gây nguy hiểm
  • Không để trẻ mang thuốc tới trường: hãy trao thuốc tận tay giáo viên của trẻ, người giữ trẻ

3. Các lựa chọn thay thế

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng các lựa chọn thay thế thuốc cũng có thể giúp giảm triệu chứng. Trước khi chọn phương pháp nào, nên nói chuyện với bác sĩ để có liệu pháp an toàn. Một số liệu pháp có thể xem xét:

  • Yoga, thiền: thường xuyên tập yoga, thiền giúp trẻ thư giãn, tạo tính kỷ luật.
  • Chế độ ăn đặc biệt: loại bỏ những thức ăn làm gia tăng sự tăng động như đường, lúa mì, sữa, trứng, thức ăn có màu nhân tạo.
  • Vitamin hoặc thực phẩm khoáng chất: vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, nhưng chưa có bằng chứng nào khẳng định chúng giúp giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Thảo dược: chưa có bằng chứng rõ ràng, nhưng một số có thể không có lợi.
  • Axit béo cần thiết: omega3 cần thiết cho não hoạt động trơn tru, các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu thêm về khả năng giảm triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Tập thể dục: thường xuyên tập thể dục có tác dụng tích cực.
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ TRẺ TĂNG ĐỘNG - GIẢM CHÚ Ý

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho cha mẹ nhiều thông tin hữu ích để dễ dàng nhận biết và xử lý khi con có dấu hiệu tăng động - giảm chú ý. Chi tiết về những biểu hiện bệnh vui lòng tham khảo thêm TẠI ĐÂY.

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘITP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Huyền Thanh

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá