HƯỚNG DẪN LẬP THỜI KHÓA BIỂU KHOA HỌC CHO CÁC BÉ MẦM NON

Nhu cầu của bé về cơ bản khá đơn giản, chỉ gồm ăn, ngủ, chơi và yêu thương. Thế nhưng, để biết khi nào bé cần và cần bao nhiêu lại thực sự là một thách thức. Đó là chưa kể đến việc phải cân bằng nhu cầu đó với ba mẹ và các thành viên khác trong gia đình.

Để giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận và tạo thói quen sinh hoạt theo giờ giấc hàng ngày cho bé, bạn có thể tạo cho bé thời gian biểu theo 3 cách sau:

1. Thời gian biểu do ba mẹ tự đặt ra

Đây là phương pháp khá nghiêm ngặt nhất vì ba mẹ có thể ấn định thời gian chính xác khi nào bé cần ăn, khi nào bé ngủ, ngủ trong bao lâu, khi nào bé chơi và khi nào bé đi vệ sinh. Thời gian biểu này có thể là do ba mẹ đặt ra dựa trên nhịp sinh hoạt hàng ngày của bé hoặc theo sự đề nghị của bác sĩ. Tuy nhiên, khi được thực hiện, nó rất chi tiết, thậm chí chính xác đến từng phút, từng giây, từ ngày này sang ngày khác.

HƯỚNG DẪN LẬP THỜI KHÓA BIỂU KHOA HỌC CHO CÁC BÉ MẦM NON

2. Thời gian biểu theo nhu cầu của bé

Điều này có nghĩa là ba mẹ sẽ dựa theo nhu cầu của bé để quyết định xem bé cần gì. Tiếp theo, áp dụng một khung thời gian nhất định cho bé ăn, nghỉ ngơi hoặc chơi.

Sau vài tuần đầu tiên, bé sẽ hình thành được cữ ăn, chơi, ngủ quen thuộc của mình. Tuy nhiên, thời gian biểu theo nhu cầu của bé sẽ khác nhau mỗi ngày dựa vào các tín hiệu mà bé cung cấp cho bạn.

HƯỚNG DẪN LẬP THỜI KHÓA BIỂU KHOA HỌC CHO CÁC BÉ MẦM NON

Xem thêm:

Khám phá 5 lợi ích của việc lập thời khoa biểu cho bé từ sớm

3. Thời gian biểu kết hợp

Đây là phương pháp kết hợp hai cách trên. Với cách này, ba mẹ sẽ có một bảng thời gian biểu ăn, ngủ chơi và các sinh hoạt khác của bé mỗi ngày. Tuy nhiên, ba mẹ có thể linh động hơn so với thời gian biểu theo kiểu áp đặt. Giấc ngủ trưa của bé có thể lùi lại một chút nếu bé không buồn ngủ hoặc bé có thể ăn muộn một chút nếu bạn bận việc gì đó.

HƯỚNG DẪN LẬP THỜI KHÓA BIỂU KHOA HỌC CHO CÁC BÉ MẦM NON

4. Một vài lưu ý khi lập thời gian biểu cho trẻ

Giai đoạn đầu lập thời gian biểu là việc khá khó khăn với trẻ. Để con có cảm hứng, động lực trong công việc này thì ba mẹ hãy có những phương pháp đổi mới.

Không chỉ là những bảng thời gian biểu thông thường, dòng kẻ đơn thuần và một tờ giấy toàn chữ. Hãy có màu sắc, hình ảnh là những thú vị trực quan trước mắt để cuốn hút trẻ. Để gắn kết ba mẹ và con, ba mẹ hãy cùng con sáng tạo ra những mẫu thời gian biểu độc, lạ, bởi chắc chắn trẻ sẽ có những sáng tạo mà ba mẹ không ngờ đến.

Một điều quan trọng, không nhất thiết phải là thời gian biểu tuần 1, tuần 2, mà thay vào đó là những cái tên ngộ nghĩnh và đáng yêu hơn nhiều, chẳng hạn như: Tuyệt chiêu số 1 (thay cho Tuần 1), Kungfu panda 2 (thay cho Tuần 2)…

HƯỚNG DẪN LẬP THỜI KHÓA BIỂU KHOA HỌC CHO CÁC BÉ MẦM NON

Và đương nhiên, điều không thể thiếu là ba mẹ hãy đồng hành cùng con, con có thời gian biểu, ba mẹ cũng có kế hoạch công việc, để con luôn cảm thấy con có người cùng song hành. Đây cũng là động lực rất lớn. Hãy cho trẻ thấy lập thời gian biểu thú vị như một trò chơi, chứ không phải một bài tập khó.

Đến khi đã tạo thành nề nếp cho con, biến nó thành kỹ năng sống, ba mẹ sẽ thấy con trưởng thành hơn bằng việc tự ý thức được công việc của mình. Vì vậy, ba mẹ hãy lưu ý để con phát triển tốt nhất. 

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘITP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Phạm Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá