GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI NHÀ VỚI TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Nhắc tới trò chơi dân gian, chắc hẳn không ít ba mẹ như thấy lại tuổi thơ của chính mình. Nhưng ba mẹ có biết, những trò chơi đó ngoài mang ý nghĩa gắn với tuổi thơ thì nó còn có ý nghĩa giáo dục không? Vậy hãy để Kiddi chia sẻ với ba mẹ về lợi ích giáo dục trẻ mầm non của trò chơi dân gian nhé.

1. Hình thành tư duy nhanh nhạy, sáng tạo

GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI NHÀ VỚI TRÒ CHƠI D N GIAN

Các trò chơi dân gian đã góp phần hình thành nên một phương pháp giáo dục thông minh đối với trẻ mầm non. Một số trò chơi đòi hỏi trẻ phải vận dụng kiến thức toán học, sự khéo léo, nhanh nhạy của khối óc để đưa ra hướng chơi. Với trẻ 5-6 tuổi, ba mẹ có thể cho bé chơi trò ô ăn quan tại nhà. Trò chơi giúp các bé làm quen với cách suy nghĩ nhanh, tính toán dứt khoát để đạt được hiệu quả và thành công lớn nhất rất tích cực.

Những trò chơi dân gian còn gắn liền với với những đồng dao, ca dao,... giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của bé khi tưởng tượng nội dung và thực hiện yêu cầu của trò chơi. Ví dụ, khi chơi trò chơi dân gian Rồng rắn lên mây:

“Rồng rắn lên mây

Có cây lúc lắc

Có cái nhà điểm binh

Hỏi thăm ông chủ có nhà hay không?”

Trẻ vừa lắng nghe bài hát, vừa tưởng tượng ra hoàn cảnh trong lời bài hát, vừa quan sát để nhanh chóng trả lời “Có” hay “Không” để tiếp tục trò chơi.

Nhìn chung, mọi trò chơi dân gian đều tác động đến trí não của trẻ, kích thích trẻ muốn tham gia, vượt qua thử thách của trò chơi. Vì vậy, ba mẹ có thể giáo dục trẻ mầm non tại nhà thật đơn giản với trò chơi dân gian.

Xem thêm: 9+ trò chơi trí tuệ giúp trẻ phát triển não bộ

2. Phát triển thể chất

GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI NHÀ VỚI TRÒ CHƠI D N GIAN

Rất nhiều trò chơi dân gian vận động sẽ giúp trẻ phát triển thể chất, tham gia trò chơi tích cực mà không hề nhàm chán. Những trò chơi dân gian giúp trẻ mầm non vận động chân tay, chạy nhảy, lộn vòng, gây không khí vui nhộn: Tập tầm vông, dung dăng dung dẻ, rồng rắn lên mây, lộn cầu vồng, nhảy lò cò, cướp cờ, cá sấu lên bờ,…

Những trò chơi này ba mẹ nên cho bé chơi ngoài trời để tiếp xúc với thiên nhiên, cảnh vật, kích thích ham muốn của trẻ với trò chơi. Hoặc chơi trong nhà nhưng có không gian đủ rộng để trẻ thoải mái vận động mới giúp tăng cường sức khỏe và các tố chất về thể lực cho trẻ.

GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI NHÀ VỚI TRÒ CHƠI D N GIAN

3. Khơi gợi tình yêu văn hóa dân tộc

Trò chơi dân gian không chỉ đơn thuần là trò chơi cho trẻ mầm non mà nó còn chứa đựng văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo. Rất nhiều trò chơi đi kèm các bài đồng dao, ca dao được người dân lao động sáng tạo từ quá trình lao động hằng ngày nên nó hàm chứa chất liệu cuộc sống. Qua đó, trẻ hiểu về cuộc sống của những người lao động, hiểu về văn hóa dân tộc, biết yêu quê hương, đất nước và trân trọng cuộc sống.

Chơi và đọc theo các bài đồng dao còn giúp trẻ cảm nhận được sự trong sáng, đẹp đẽ của tiếng Việt, bổ sung vốn từ vựng phong phú, tích lũy kiến thức và phát triển tư duy ngôn ngữ. Rèn luyện ngôn ngữ nói cũng là cơ sở đáp ứng nhu cầu giao tiếp của trẻ với mọi người xung quanh.

Những bài đồng dao, ca dao với âm điệu nhịp nhàng hoà quyện với những trò chơi, tạo nhịp điệu, làm cho trò chơi trở lên sống động, vui tươi, nhí nhảnh. Trẻ sẽ thấy hào hứng tham gia và khám phá trò chơi hơn.

GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI NHÀ VỚI TRÒ CHƠI D N GIAN

4. Phát huy tinh thần đồng đội, gắn kết với mọi người xung quanh

Hầu hết những trò chơi dân gian đều là những trò chơi tập thể. Do đó, nó sẽ giúp trẻ hình thành thói quen làm việc nhóm, có tinh thần đồng đội, tạo sự gắn kết giữa trẻ với những người chơi cùng.

Một số trò chơi còn đòi hỏi sự phối hợp ăn ý giữa những người chơi với nhau. Do đó, các bé cần kết hợp với nhau và có những chiến thuật chơi hợp lý nếu muốn giành chiến thắng.

Qua những trò chơi có tính tập thể như thế, bé sẽ biết cách hợp tác, chia sẻ nhiệm vụ và biết chịu trách nhiệm với việc làm, phần nhiệm vụ mình.

GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON TẠI NHÀ VỚI TRÒ CHƠI D N GIAN

5. Xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh

Cùng con chơi trò chơi dân gian tại nhà còn là cách để con hạn chế tiếp xúc với các thiết bị điện tử. Bởi hiện nay rất nhiều trò chơi điện tử hiện nay có chứa các hình ảnh bạo lực, nhạy cảm không phù hợp với lứa tuổi. Do đó, nếu để trẻ tiếp xúc sớm, lâu dài và nhiều sẽ có tác động rất tiêu cực đến sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ.

Ngoài ra, nếu tiếp xúc nhiều với trò chơi điện tử, trẻ cũng rất dễ bị nghiện, sẽ làm ảnh hướng đến việc học cũng như các thói quen sinh hoạt hàng ngày. Sử dụng nhiều thiết bị điện tử, trẻ còn dễ gặp những vấn đề về thị lực, luôn trong trạng thái mệt mỏi, mơ hồ.

Vì vậy, khi ở nhà, ba mẹ nên tổ chức các trò chơi dân gian lành mạnh để bé vừa vận động, vừa phát triển về nhận thức.

Hãy để tuổi thơ của bé được trải qua những hoạt động lý thú và ý nghĩa, xây dựng thói quen vui chơi và học tập lành mạnh ba mẹ nhé. Hy vọng thông tin hữu ích với ba mẹ.

Minh Thu

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá