CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG CHO TRẺ CÒI XƯƠNG BA MẸ NÊN BIẾT

Trẻ còi xương cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt, trong đó, phải đảm bảo cung cấp đầy đủ cho trẻ bốn nhóm chất chính, đó là: Tinh bột, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.

Đặc biệt, trẻ cần được tập trung bổ sung nhóm vi chất để xương của trẻ phát triển như vitamin D, canxi, phốt pho, kẽm, sắt. Ngoài ra, trong mỗi bữa ăn hàng ngày của trẻ cũng cần được tăng cường bổ sung lượng chất béo từ dầu hoặc mỡ bởi chất béo đóng vai trò hấp thu vitamin D ở trẻ.

Khi bổ sung dinh dưỡng cho trẻ còi xương, trẻ cần được quan tâm, theo dõi để kịp thời điều chỉnh chế độ.

Nhóm thực phẩm cần thiết đối với trẻ còi xương

Với 4 nhóm chất cần bổ sung cho trẻ còi xương nêu trên, các loại thực phẩm dưới đây được xem là rất cần đối với trẻ vì cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu:

  • Chất đạm và các vi chất dinh dưỡng: Hải sản (cua, tôm, cá hồi, cá mè, ốc, nghêu, sò,...), sữa và chế phẩm từ sữa (sữa chua), lòng đỏ trứng, mè đen,...
  • Vitamin: Rau ngót, rau muống, rau đay, rau bina,...

Một chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị bệnh còi xương, thậm chí có thể giúp phòng ngừa bệnh, trẻ phát triển khỏe mạnh.

Lưu ý chế độ ăn cho trẻ bị còi xương - VietNamNet

Gợi ý thức ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Cha mẹ có thể tham khảo gợi ý thực đơn, thức ăn được chế biến từ thực phẩm cần thiết đối với trẻ còi xương dưới đây:

Bột chân cua, hạt sen, đậu xanh: Cách làm bột chân cua, hạt sen, đậu xanh như sau: sau khi rửa sạch, đem sấy khô thịt phần chân cua, rồi giã mịn thành bột trộn với đậu xanh và hạt sen cũng đã được giã thành bột. Pha bột chân cua với nước cháo loãng để cho trẻ ăn 2 lần/ngày, trong khoảng 15 - 20 ngày. Cha mẹ có thể thêm gia vị muối hoặc đường cho trẻ dễ ăn.

Cháo tôm: Cách nấu cháo tôm đơn giản như sau: Sau khi rửa sạch và lột vỏ, giã tôm, xay gạo thành bột và trộn với nhau. Sau đó, cho nước, gia vị để nấu cháo chín. Trẻ còi xương nên ăn cháo tôm 1 lần/ngày, lúc đói, trong khoảng 30 ngày.

10 cách nấu cháo tôm thơm ngon, bổ dưỡng cho bé ăn dặm - QuanTriMang.com

Cháo cá: Cách nấu cháo cá đơn giản như sau: Sau khi rửa sạch cá (có thể chọn cá quả vì rất bổ dưỡng, làm sạch cần lưu ý loại bỏ phần nội tạng), hấp cách thủy để cá chín, tách phần thịt cá và xương. Tẩm ướp gia vị vào thịt cá, còn xương cá có thể giã và lọc lấy nước nấu cháo. Trộn bột gạo đã đã được xay nhuyễn nấu với nước cá, khi chín thì cho rau cải đã thái nhỏ, thịt cá và gia vị vào. Trẻ còi xương nên ăn cháo cá 2 lần/ngày, ăn cách 1 - 2 ngày và trong khoảng thời gian 18 - 30 ngày.

Cháo sụn lợn: Cách nấu cháo sụn lợn cũng tương tự như cháo tôm, cá, chỉ thay bằng phần xương sụn lợn đã rửa sạch và xay thành bột, sau đó gia vị và xào chín. Nấu chín phần sụn lợn với nước rồi cho bột gạo vào, thêm gia vị. Trẻ nên ăn 2 lần/ngày khi bụng đói và ăn từ 18 - 20 ngày.

Cháo lòng đỏ trứng gà: Tương tự như các món cháo nêu trên, thay bằng lòng đỏ trứng gà đã được luộc chín, làm khô, tán thành bột, trộn với bột gạo và nấu chín với nước, thêm gia vị. Trẻ còi xương nên ăn 1 lần/ngày khi trẻ đói và ăn từ 18 - 30 ngày.

Cách nấu cháo lòng đỏ trứng gà cho bé còi xương giúp con mau ăn chóng lớn |  Phụ Nữ & Gia Đình

Cháo cá quả: cá quả 1 con (300g), rau cải xoong 30g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Chọn loại cá quả đầu bẹt, vảy ở bụng trắng, lưng đen, làm sạch cá bỏ nội tạng, đem hấp cách thủy cho chín, gỡ lấy thịt nạc ướp bột gia vị, xương cá giã nhỏ lọc lấy 200ml nước. Gạo xay thành bột, rau cải xoong rửa sạch thái thật nhỏ (có thể giã nhỏ rồi vắt lấy nước cho vào cháo). Cho bột gạo vào nước cá, đun lửa nhỏ, cháo chín cho rau cải xoong, thịt cá, bột ngọt vào khuấy đều, cháo sôi lại là được. Cho trẻ ăn ngày 2 lần, cần ăn 20 - 30 ngày. Ăn cách ngày.

Cháo sụn lợn: xương sụn lợn 100g, gạo 50g, bột ngọt, bột gia vị vừa đủ. Xương sụn lợn rửa sạch, xay nhỏ như bột, ướp bột gia vị xào chín. Gạo xay thành bột. Xương sụn lợn cho vào nồi thêm 150ml nước đun trên lửa nhỏ, khi sụn nhừ cho bột gạo vào quấy đều, đun tiếp tới khi cháo chín cho bột ngọt. Trẻ ăn ngày 2 lần lúc đói. Cần ăn liền 15 - 20 ngày.

Phòng ngừa trẻ còi xương

Sức khỏe, sự phát triển về mặt thể chất và tinh thần đều bị ảnh hưởng với trẻ còi xương. Vì vậy, còi xương cần được phòng ngừa từ giai đoạn mang thai của người mẹ, cụ thể là mẹ mang thai cần lưu ý chế độ ăn giàu canxi mỗi ngày

Sau khi sinh, trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được nuôi bú bằng sữa mẹ hoàn toàn, trẻ được tắm nắng, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời mỗi ngày từ 15 - 20 phút. Khi bước vào giai đoạn ăn dặm, cần chú ý cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu canxi như hải sản, sữa và chế phẩm từ sữa, với lượng và loại phù hợp tháng tuổi của trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ có thể bổ sung canxi, vitamin D cho trẻ nhưng cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ nhi khoa. Nơi ở của trẻ nên thông thoáng và có ánh sáng. Khi trẻ bị bệnh về hô hấp hoặc tiêu hóa, cần chú ý theo dõi và điều trị sớm cho trẻ.

Bổ sung vitamin D cho trẻ như thế nào là đúng và đủ? – Soc&Brothers

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ còi xương phải đảm bảo 4 nhóm chất chính, đồng thời tập trung bổ sung các vi chất dinh dưỡng và chất béo cần thiết. Đặc biệt, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời, các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể cũng có thể áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy, cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.


Phạm Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá