CÁCH ĐIỀU TRỊ DÍNH THẮNG LƯỠI, KHI NÀO CON CẦN PHẪU THUẬT DÍNH THẮNG LƯỠI?

Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu dính thắng lưỡi, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và đánh giá chính xác mức độ bị dính thắng lưỡi ở trẻ nhiều hay ít. Liệu có cần phải cắt hay thực hiện phẫu thuật tách dính thắng lưỡi không?

CÁCH ĐIỀU TRỊ DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ. KHI NÀO CON CẦN PHẪU THUẬT DÍNH THẮNG LƯỠI?

I. Khi nào cần phẫu thuật cắt thắng lưỡi?

Hầu hết các bậc cha mẹ khi biết con bị dính thắng lưỡi đều thấy rất lo lắng. Tuy nhiên, các ông bố bà mẹ hãy yên tâm, thủ thuật cắt dính thắng lưỡi không hề gây nguy hiểm cho trẻ.

Ngay sau sinh, nếu phát hiện trẻ bị dính thắng lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám với bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng hoặc Răng Hàm Mặt để được đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi. Theo Kotlow dính lưỡi được chia làm 4 mức độ:

  • Mức độ 1: Trẻ bị dính thắng lưỡi nhẹ từ 12-16 mm
  • Mức độ 2: Trẻ bị dính thắng lưỡi trung bình từ 8-11 mm
  • Mức độ 3: Trẻ bị dính thắng lưỡi nặng từ 3-7 mm
  • Mức độ 4: Trẻ bị dính thắng lưỡi hoàn toàn dưới 3 mm

Nếu chỉ dính dây thắng lưỡi độ 1 hoặc 2 thì chỉ cần theo dõi chưa cần cần can thiệp ngay. Còn nếu là độ 3 hoặc 4 các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật tiến hành can thiệp tật dính phanh lưỡi.

II. Điều trị dính thắng lưỡi như thế nào?

Thông thường chỉ định cắt thắng lưỡi (cắt phanh lưỡi) phụ thuộc vào mức độ bị dính nhiều hay ít và mức độ ảnh hưởng đến cử động lưỡi, quá trình phát âm, bú mẹ của trẻ. Trường hợp trẻ bị dính dây thắng lưỡi ở độ 1 và độ 2 thì chưa cần phẫu thuật mà theo dõi thêm vì tình trạng này của bé có thể tự cải thiện.

CÁCH ĐIỀU TRỊ DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ. KHI NÀO CON CẦN PHẪU THUẬT DÍNH THẮNG LƯỠI?

Trường hợp trẻ bị dính thắng lưỡi nhiều ở độ 3 và 4 thì cần chỉ định cắt ngay khi dính thắng lưỡi gây ra ảnh hưởng cho việc phát âm thì cần chỉ định cắt sớm trước giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Thông thường, bệnh nhi có dị tật dính thắng lưỡi sẽ được điều trị theo các bước sau:

  • Đánh giá theo dõi: Ngay khi phát hiện ra trẻ bị tật dính thắng lưỡi thì cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá chính xác mức độ dính thắng lưỡi.
  • Phẫu thuật dính thắng lưỡi cho trẻ: Trẻ sẽ được bác sĩ gây tê hoặc gây mê để phẫu thuật. Thời gian thực hiện ca mổ trong vòng 15 phút, trẻ có thể xuất viện trong ngày. Trẻ có thể ăn uống ngay sau mổ 3 tiếng, thời gian hồi phục hoàn toàn sau 1-2 tuần.

III. Phẫu thuật dính thắng lưỡi có nguy hiểm không?

Rất nhiều phụ huynh có trẻ sơ sinh bị dính thắng lưỡi thắc mắc phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không? Thực tế phẫu thuật cắt phanh lưỡi không gây nguy hiểm. Theo các bác sĩ, thủ thuật cắt thắng lưỡi khá đơn giản, không tốn nhiều thời gian và không nguy hiểm đến sức khỏe của bé. Sau khi phẫu thuật con có thể về nhà và chăm sóc tại nhà.

CÁCH ĐIỀU TRỊ DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ. KHI NÀO CON CẦN PHẪU THUẬT DÍNH THẮNG LƯỠI?

Đối với trẻ nhỏ các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê để tránh bé không nằm yên khi phẫu thuật, thuốc này không có tác dụng phụ và không nguy hiểm cho bé. Con hoàn toàn có thể bú ngay sau khi cắt thắng lưỡi. Với những trẻ lớn hơn, các bác sĩ sẽ phải dùng thuốc gây mê và dùng máy cắt đốt laser hay dao mổ để cắt thắng lưỡi. Sau đó dùng chỉ khâu lại, vài tuần sau vết thương sẽ lành.

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh của trẻ gây ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và phát âm của con sau này, vì vậy ngay khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị dính thắng lưỡi bố mẹ nên đưa con đến đi khám để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, tư vấn điều trị đúng cách.

IV. Cách chăm sóc con sau khi phẫu thuật

CÁCH ĐIỀU TRỊ DÍNH THẮNG LƯỠI Ở TRẺ. KHI NÀO CON CẦN PHẪU THUẬT DÍNH THẮNG LƯỠI?

Sau khi tiến hành phẫu thuật cắt dính thắng lưỡi ở trẻ em thì ngay tại vị trí cắt sẽ thường xuất hiện vết màu trắng, tuy nhiên, cha mẹ không nên quá lo lắng vì hiện tượng này sẽ hết sau một vài tuần. Ngoài việc tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ thì cần theo dõi và chăm sóc cho trẻ thật cẩn thận theo các lưu ý sau:

Chế độ dinh dưỡng:

  • Sau phẫu thuật trẻ có thể uống sữa hoặc ăn thức ăn lỏng, mềm và nguội.
  • Không cho trẻ ăn đồ cứng, nóng để tránh chảy máu.

Vệ sinh miệng sau ăn và tập vận động lưỡi:

  • Cho trẻ uống nhiều nước để làm sạch miệng
  • Với các bé đã lớn: Hướng dẫn trẻ vận động lưỡi ngay sau mổ, uốn lưỡi lên trên, thò lưỡi ra ngoài.
  • Với trẻ nhỏ: Vệ sinh dưới lưỡi, nâng lưỡi lên trên.
  • Sau khi vết thương lành nên hướng dẫn trẻ thực hiện vận động lưỡi, giúp lưỡi di chuyển tốt và tránh sẹo sau này.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp những thắc mắc của cha mẹ về cách điều trị cũng như những lưu ý khi phẫu thuật dính thắng lưỡi ở trẻ. Để tìm hiểu chi tiết cũng như nhận biết các dấu hiệu dính thắng lưỡi ở con, cha mẹ hãy tham khảo ngay TẠI ĐÂY.

Cùng tham gia cộng đồng chia sẻ, review, hỗ trợ tìm trường mầm non tốt cho con ở HÀ NỘITP.HCM để tham khảo nhiều thông tin hữu ích nhé!

Huyền Thanh

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá