BỎ TÚI 5 THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON

Trẻ mầm non luôn có nhu cầu tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh. Ngay từ khi nhận thức, trẻ luôn đặt ra những câu hỏi “Đây là cái gì?”, “Tại sao lại thế?”

Trẻ thích khám phá bằng các giác quan và hoạt động tay chân. Vì vậy ba mẹ hãy mang tới cho các bé thí nghiệm để qua đó, trẻ thỏa mãn trí tò mò và tăng niềm yêu thích của mình với khoa học.

Nếu bé nhà bạn có sở thích hoặc hứng thú với các loại cây, hoa ba mẹ có thể tham khảo một vài thí nghiệm sau đây để cùng làm với bé tại nhà nhé.

Khám phá Top 5 các cửa hàng Shopee bán đồ chơi STEM cho bé

1. Rễ và ngọn mọc theo hướng nào

Chuẩn bị:

  • Hạt đậu xanh còn nguyên vỏ
  • 4 chiếc khăn giấy hoặc vải
  • Lọ thủy tinh
  • Nước

Thực hiện:

  • Quấn khăn hoặc giấy đặt trong lọ cho các lớp khăn áp sát thành lọ. Đặt vài hạt đậu vào giữa thành lọ và khăn giấy sau đó đổ nước vào lọ (mực nước cao khoảng 1-1,5cm).
  • Để lọ ở phương thẳng đứng vào chỗ ấm, giữ cho lượng nước ổn định trong vài ngày, tới khi rễ và mầm mọc ra thì cho trẻ quan sát.
BỎ TÚI 5 THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON

Hỏi trẻ kết quả tri giác:

  • Hạt đậu đã thay đổi như thế nào?
  • Đâu là rễ? Vì sao con biết? Nó mọc theo hướng nào?
  • Đâu là ngọn? Nó có đặc điểm gì? Nó mọc theo hướng nào?

Kết quả: Rễ mọc xuống phía dưới, ngọn mầm mọc hướng lên phía trên.

    Sau đó, để 1 lọ nằm ngang, sao cho rễ và ngọn chỉ sang 2 bên. Ngày hôm sau, cho trẻ quan sát, nhận xét kết quả. Kết quả là rễ quay xuống phía dưới, ngọn mầm mọc hướng lên phía trên.

    Giải thích: Ngọn mọc lên phía trên để lấy đủ ánh sáng và không khí; rễ mọc hướng xuống dưới để hút nước và các chất dinh dưỡng trong đất, bám vào đất hoặc giá thể (trong thí nghiệm này là vải) giúp cây phát triển, mạnh khoẻ.

    Kết luận: Dù hạt đậu được đặt ở vị trí nào thì sau khi nảy mầm, rễ vẫn đâm xuống phía dưới, ngọn mọc lên phía trên.

    Xem thêm THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VUI TẠI NHÀ CHO TRẺ MẦM NON

    2. Cây cần gì để lớn mạnh?

    Chuẩn bị:

    • Bốn chậu trồng cây nhỏ đánh số từ 1 đến 4
    • Đất trồng cây
    • Nước
    • 1 hộp các tông to hơn chậu trồng cây
    • Giấy báo xé vụn
    • Hạt giống

    Thực hiện:

    • Đặt các chậu trồng cây lên bệ cửa sổ, dán giấy có số thứ tự 1,2,3,4. Sau đó đổ đất vào các chậu 1,2,3; chậu 4 bỏ giấy báo vò nát hoặc xé vụn vào
    • Cho hạt giống vào cả 4 chậu rồi dùng thìa tưới vài thìa nước (vừa đủ ẩm) vào lọ 2,3,4.
    • Úp hộp nhựa kín lên chậu số 2.
    • Hàng ngày, cho trẻ tưới nước vào chậu 2,3,4. Chậu 2 tưới xong phải đậy ngay.
    • Cho trẻ quan sát hàng tuần (khi cô phát hiện thấy hiện tượng rõ nét), khuyến khích trẻ phán đoán kết quả, ghi kết quả vào mô hình.

    Hỏi trẻ kết quả tri giác:

    • Các cây trong chậu đã thay đổi như thế nào?
    • Đâu là rễ? Đâu là lá? Đâu là thân cây? Vi sao con biết? Nó có đặc điểm gì?
    • Sự khác nhau giữa các cây ở 4 chậu?
    BỎ TÚI 5 THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON

    Kết quả:

    • Chậu 1: hạt không nảy mầm
    • Chậu 2: nảy mầm, dài nhanh, cây gầy yếu, trắng nhợt, chết dần.
    • Chậu 3: hạt nảy mầm, cây lớn lên khỏe mạnh, xanh đậm, mập mạp.
    • Chậu 4: hạt nảy mầm, cây yếu, chết dần.

    Giải thích:

    • Chậu 1: Tuy có đất, không khí, nhiệt độ bình thường nhưng không có nước nên hạt không nảy mầm, không thành cây.
    • Chậu 2: Tuy có đất, nước, nhiệt độ bình thường nhưng vì thiếu ánh sáng nên cây đỗ yếu ớt, nhợt nhạt.
    • Chậu 3: Có đủ đất, nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng nên cây khoẻ.
    • Chậu 4: Có đủ nước, không khí, nhiệt độ, ánh sáng nhưng không có đất, giấy vụn không cung cấp đủ chất dinh dưỡng nên cây yếu, chết nhanh.
    BỎ TÚI 5 THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON

    Kết luận: Cây cần có đất giàu dinh dưỡng (từ đất), nước, không khí, ánh sáng… để phát triển lớn mạnh.

    Mở rộng: Dạy trẻ câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, người trồng cây cần phải đảm bảo các điều kiện cần thiết để cây tươi tốt, mạnh khỏe.

    Xem thêm:

    Lợi ích diệu kì khi cho trẻ làm các thí nghiệm khoa học

    Thí nghiệm khoa học đơn giản tại nhà với những trái trứng

    3. Quá trình phát triển của cây

    Chuẩn bị:

    • Hạt đỗ xanh
    • Hạt đỗ xanh đã nảy mầm
    • Cây đỗ xanh non
    • Cây đỗ xanh trưởng thành
    • Ba mẹ cũng có thể chuẩn bị các loại hạt khác tương tự nếu không có đỗ xanh

    Thực hiện:

    • Để có cây đỗ xanh non ba mẹ hãy dùng hạt đậu xanh ngâm nước 8 đến 12 tiếng. Sau đó gieo hạt xuống đất và hằng ngày tưới nước cho cây. Sau 3 mầm sẽ dài khoảng 3 đến 7 cm.
    • Để có cây đỗ xanh non ba mẹ chỉ cần trồng mầm đậu xanh trong 1 tuần đến 10 ngày (trồng trước khi làm mầm đỗ khoảng 7 - 10 ngày) cây đậu xanh tương đối dễ chăm sóc ba mẹ chỉ cần để ở nơi có ánh sáng, hằng ngày tưới đủ nước cho cây.
    • Đối với cây đậu trưởng thành ba mẹ có thể cho bé xem ảnh (video) hoặc nếu có thể ba mẹ hãy trồng cây trước khoảng 15 ngày đến 1 tháng.
    • Cuối cùng là cùng bé quan sát sự khác nhau giữa các giai đoạn phát triển của cây đậu
    BỎ TÚI 5 THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON

    Hỏi trẻ kết quả tri giác:

    • Các cây đậu trong chậu khác nhau như thế nào?
    • Quá trình nảy mầm, lớn lên của cây như thế nào?
    BỎ TÚI 5 THÍ NGHIỆM KHOA HỌC VỀ THỰC VẬT CHO TRẺ MẦM NON

    Bài học sau thí nghiệm:

    Bé sẽ biết được 1 cây cần trưởng thành phát triển sẽ trải qua những giai đoạn nảy mầm, mầm bắt đầu có những chiếc lá đầu tiên, rễ ăn sâu xuống đất, cây láy chất dinh dưỡng từ đất và lớn lên.

    Yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển của cây: Đất, nước, ánh mặt trời, khí Oxi, sự chăm sóc,...

    (chèn video)

    Thông qua các hoạt động thực nghiệm trẻ phát huy được tính tò mò, thích khám phá thế giới thực vật xung quanh. Từ đó cùng hình thành cho trẻ một số kỹ năng, thao tác thử nghiệm trong góc khoa học; phát triển kỹ năng quan sát, biết suy đoán nhằm tìm ra một kết quả chính xác; có thể vận dụng vào một số hoạt động khác, vào thực tế cuộc sống.

    Ngoài các thí nghiệm đã nêu trên ba mẹ có thể cùng bé thực hiện rất nhiều các thí nghiệm khác tại nhà. Các thí nghiệm khoa học không chỉ giúp các bé có thêm các kiến thức khoa học mà còn làm gắn bó thêm giữa ba mẹ và các con.

    Nếu ba mẹ và các bé quan tâm có thể tham khảo thêm TẠI LINK này. Hy vọng các thí nghiệm khoa học thú vị sẽ đem đến nhiều niềm vui và sự hứng thú với khoa học cho ba mẹ và các bé. Cảm ơn ba mẹ đã chú ý theo dõi bài viết!

    Phạm Hà

    Bình luận về bài viết

    Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

    Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

    Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá