7 cách để bố mẹ giúp trẻ luôn đam mê học tập

Trẻ con luôn tò mò với mọi thứ xung quanh mình. Trí tò mò, nếu được nuôi dưỡng và phát triển đúng cách, sẽ góp phần làm khơi dậy ham muốn học hỏi và khám phá ở trẻ.. Vì vậy, nếu bố mẹ khuyến khích trẻ đúng cách từ khi còn nhỏ, thì trẻ sẽ luôn yêu thích việc học hỏi, kể cả khi đi học, lẫn khi đã trưởng thành. Hãy tham khảo những cách sau đây để phụ huynh có thể chủ động khơi dậy và duy trì đam mê học tập của trẻ

7 cách để bố mẹ giúp trẻ luôn đam mê học tập

1. Khơi dậy đam mê mỗi ngày từ khi trẻ còn nhỏ

Với trẻ nhỏ, thế giới xung quanh luôn thú vị và có nhiều điều để khám phá. Bố mẹ có thể dựa trên sự tò mò của trẻ để khơi dậy niềm đam mê, bằng cách thể hiện rằng bố mẹ cũng hứng thú với những gì trẻ đang quan tâm. Chẳng hạn, khi trẻ nhìn chăm chú vào mạng nhện, bố mẹ cũng nên tỏ ra thích thú và hỏi: “Con có biết sao nhện lại làm được như vậy không?”.

Thêm vào đó, bố mẹ cũng nên cho trẻ ra ngoài chơi và tham gia các hoạt động như leo núi, đi bảo tàng, đi du lịch hay đơn giản chỉ là đi bộ gần nhà, tạo cơ hội cho trẻ khám phá, thắc mắc và thích thú. Tất nhiên, bố mẹ nên đồng hành và giải thích những gì trẻ còn chưa hiểu.

2. Làm gương trong chuyện học hành

Bố mẹ nên là tấm gương cho trẻ trong chuyện học hành. Việc thể hiện cho trẻ thấy rằng bố mẹ cũng đang cố gắng học hỏi sẽ giúp trẻ có thêm niềm đam mê học tập. Chẳng hạn, bố mẹ có thể kể lại những gì mình đã học được trong sách, trên đài…, và cả quá trình học kỹ năng mới của mình khi đi làm, cách vượt qua những khó khăn.

Cũng có nhiều bậc cha mẹ khuyên bảo con đọc sách, nhưng thực tế là họ chưa bao giờ cầm cuốn sách để đọc ở nhà nhưng lại suốt ngày mải lướt điện thoại hoặc xem phim, như thế là không thể nào khiến con trẻ tin phục

Thay vì hết lòng lo lắng suy nghĩ về các giáo dục trẻ, tốt hơn hết là cha mẹ nên dừng lại và kiểm điểm lại bản thân mình: Liệu bạn có đang đặt tất cả hy vọng của mình lên đứa trẻ mà bỏ qua sự phát triển và hoàn thiện bản thân mình?

3. Cho trẻ trải nghiệm thực tế

Bên cạnh việc trò chuyện với con, phụ huynh có thể truyền cảm hứng học tập cho trẻ bằng cách cung cấp những kinh nghiệm thực tế. Hãy thực hiện điều này ngay khi có thể thay vì chỉ cho trẻ đọc và nghe giảng thay vì những lời nói, những bài giảng lý thuyết bạn hãy mạnh dạn cho trẻ trải nghiệm thực tế để được quan sát và ngắm nhìn. Chẳng hạn, khi trẻ học về các con vật, cuối tuần bạn hãy dành cho trẻ một buổi đi chơi công viên bách thú để chúng được mắt thấy tai nghe. Đôi khi những việc nhỏ như đi siêu thị cùng mẹ cũng giúp bé học tập đấy. Hay như con bạn đang học về rừng cây, hãy cho trẻ đi dã ngoại tham quan rừng để trẻ có thể tận mắt nhìn ngắm và khám phá sự phong phú của hệ động thực vật, hoặc một chuyến mua sắm ở cửa hàng tạp hóa sẽ giúp con thực hành những gì được học ở lớp toán.

7 cách để bố mẹ giúp trẻ luôn đam mê học tập

4. Học mà chơi, chơi mà học

Học không nhất thiết chỉ ở sách vở và những giờ lên lớn. Bạn có thể dạy con học trong mọi hoạt động trong mọi tình huống nhất là đối với những hoạt động bé yêu thích. Đôi khi những trò chơi vui nhộn lại giúp trẻ thấy thoải mái và tiếp thu nhanh hơn. Bởi thế mà các gia sư của chúng tôi luôn tạo hứng khởi cho học sinh trước khi bắt đầu vào buổi học.

Ngoài ra, phụ huynh và giáo viên cũng có thể sử dụng âm nhạc để dạy các kỹ năng cho trẻ. Hát những bài hát sẽ giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ. Những bài vè sẽ giúp trẻ tăng vốn từ vựng, học ngữ pháp, cú pháp và bắt nhịp ngôn ngữ vừa dễ dàng lại vừa vui hơn.

Các bậc cha mẹ hay giao viên hãy khởi đầu cho trẻ một không khí học tập thật vui vẻ để bé có thể hứng thú với buổi học. Ví dụ: thay vì các bé cứ phải chăm chăm nghe giáo viên đọc và viết có thể dùng máy chiếu để cung cấp các tài liệu, hình ảnh minh họa để thay đổi không khí cũng như hiểu hơn. Có thể cuối giờ học đưa ra 1 vài câu đố vui để tạo cảm hứng cho bé.

5. Khuyến khích trẻ tự chủ

Tạo dựng thói quen độc lập cho con là điều rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của con và cách con cảm nhận về học tập. Đôi khi những hoạt động với trẻ cảm thấy khó khăn vì trẻ chưa được khuyến khích để làm điều đó.

Bố mẹ nên để trẻ thử làm nhiều việc, kể cả có sai cũng không sao.Ví dụ hãy khuyến khích trẻ tự thu dọn đồ đạc thay vì khi trẻ thấy khó bạn đã làm thay, nếu trẻ làm được bạn khuyến khích và truyền cảm hứng cho bé đến những cái lớn và tốt hơn. Nhất là khi trẻ lớn lên và muốn làm điều gì đó, bố mẹ cũng nên để trẻ làm, tất nhiên là trong những giới hạn phù hợp. Việc tự lựa chọn và hành động độc lập sẽ giúp trẻ học được những bài học quan trọng và biết tự đứng lên sau những thất bại.

Trẻ cũng nên được khuyến khích tự khám phá và theo đuổi những đam mê của mình, đồng thời dựa trên những đam mê đó mà học các kỹ năng hữu ích cho cuộc sống, như sửa xe, nấu nướng… Việc tự mình tìm hiểu cũng khiến trẻ dần biết cách học, điều này rất có ích khi trẻ tiếp cận những chủ đề, tình huống mới.

6. Nhường trẻ làm chuyên gia

Không phải lúc nào bố mẹ cũng cần có ngay câu trả lời cho các thắc mắc của trẻ. Thay vào đó, nếu bố mẹ để trẻ tự tìm câu trả lời và mình cùng khám phá với trẻ, thì trẻ sẽ có động lực tìm hiểu hơn.

Câu hỏi: “Con nghĩ cái này thế nào?” là rất có ích để trẻ đào sâu suy nghĩ, mở rộng cách nhìn sự vật, sự việc, tìm cách giải quyết vấn đề…

Ngoài ra, nếu có việc gì mà trẻ cùng tham gia được thì bố mẹ nên rủ trẻ làm cùng, ví dụ như chữa tủ sách, thử một công thức nấu ăn mới, … Việc giải quyết vấn đề từng bước, tìm kiếm thông tin, gỡ rối khi gặp khó khăn sẽ cho trẻ thấy rằng, tất cả chúng ta đều không ngừng học hỏi trong suốt cả cuộc đời.

7. Dạy trẻ kỹ năng mềm

7 cách để bố mẹ giúp trẻ luôn đam mê học tập

Sẽ thế nào nếu trẻ chỉ biết làm toán, biết đọc và hiểu khoa học, nhưng lại không biết thế nào là tốt bụng, lòng nhân ái và sự kiên trì? Mặc dù những kỹ năng mềm này không thể cân đo đong đếm được, nhưng chúng lại là điều kiện cần để trẻ trở thành người tốt.

Việc giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ có khả năng tự nhận thức sự việc, phân biệt tốt xấu, đúng sai chứ không bị động như trước kia. Việc giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ nhằm giúp trẻ có khả năng nhận thức, từ đó biến nhận thức thành hành động. Điều này có nghĩa là trẻ không chỉ hiểu bản chất của sự việc mà còn phải làm được điều mình hiểu. Dạy kỹ năng sống giúp trẻ nhận biết mình là ai, mình muốn gì, có mục đích gì trong cuộc sống, biết dung hòa giữa cái tôi cá nhân và tập thể, biết đối mặt với khó khăn mà cuộc sống đem đến …. Để làm được điều này, trẻ được dạy các kỹ năng như: ý thức về bản thân, thông cảm với người khác, sự tự lập … nói thì có vẻ to lớn nhưng thực chất đây là những kỹ năng cơ bản cho cuộc sống hiện đại.

Để dạy trẻ kỹ năng mềm, không có cách nào tốt hơn là bố mẹ hãy làm gương và nói về những gì mình đã, đang làm. Từ đó, trẻ sẽ thấy được cách người lớn giải quyết vấn đề. Bố mẹ cũng nên nhận trách nhiệm cho những sai lầm của mình, sửa chữa và nhìn nhận những ưu, khuyết điểm của bản thân, để trẻ thấy rằng chúng ta luôn tự cải thiện, và con người không bao giờ hoàn hảo cả.

Mong rằng với bài viết này của Kiddi bố mẹ sẽ biết cách giúp trẻ yêu thích học tập hơn từ nhỏ.

Lê Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá