10+ TIPS ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY TRẺ NGANG BƯỚNG TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN NGHE LỜI

Theo các nhà tâm lý, sự ngang bướng ở trẻ từ 3 – 5 tuổi gần như là một bản năng của con người. Ở độ tuổi này, trẻ có khuynh hướng hòa nhập vào thế giới người lớn, muốn chứng tỏ sự yêu – ghét, thích – không thích từ đó hình thành nên cá tính và sự độc lập.

Nếu thấy trẻ có dấu hiệu cãi lời hay ngang bướng, ba mẹ đừng vội buồn bã và bi quan rằng con mình đang có dấu hiệu hư. Hầu như đứa trẻ nào cũng muốn thể hiện sự độc lập, đây là một dấu hiệu trưởng thành cho thấy con ba mẹ phát triển tốt. Điều quan trọng là ba mẹ hướng dẫn và uốn nắn trẻ thế nào để cây non mọc thẳng, không xiêu vẹo.

Quan trọng hơn nữa, ba mẹ cần tìm hiểu lý do vì sao trẻ lại ngang bướng làm trái ý kiến ba mẹ. Hãy hỏi con vì sao con không chịu ngủ trưa, vì sao con không chịu đánh răng, vì sao con không thích mặc quần dài… Và hãy giải quyết triệt để những thứ khiến bé ghét.

05 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY TRẺ NGANG BƯỚNG TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN NGHE LỜI

Đôi khi, việc lắng nghe ý kiến của trẻ và khuyến khích trẻ suy nghĩ sẽ giúp ba mẹ giải quyết được thói ương bướng khó chịu của con. Tránh đánh mắng chửi con, biện pháp này không phải là cách giáo dục trẻ hiệu quả, nó chỉ khiến bé thêm lì và hủy hoại cá tính của mình đi.

Một trong những điều khiến chúng ta mệt mỏi nhất trong quá trình nuôi dạy con là phải chứng kiến những cơn cáu kỉnh và thái độ bướng bỉnh của trẻ.

Khi đó, hãy ghi nhớ những bí quyết “bỏ túi” này, bởi vì chúng thực sự hữu ích.

1. Phớt lờ đi

Con ba mẹ cứ nhún nhảy trên giường, ném gối xuống sàn nhà và la hét inh ỏi. ba mẹ bảo con chấm dứt ngay nhưng bé không để ý đến lời ba mẹ. Khi ba mẹ ẵm bé lên thì bé quẫy đạp lung tung và gào thét. Xử lý thế nào đây?

Rất dễ dàng – ba mẹ chỉ cần bỏ sang phòng khác. Những cơn giận của trẻ chẳng qua chỉ là chiến thuật thu hút sự chú ý mà thôi. Và khi không nhận được sự quan tâm thì cơn giận cuối cùng cũng sẽ nguôi đi. Một vở kịch không thể trình diễn nếu không có khán giả.

2. Làm phân tâm

ba mẹ và con trai đang chơi đất nặn. ba mẹ làm một số trái tim, nhưng bé lại gào lên là mình muốn những hình tròn. Cu cậu ném những hình trái tim xuống sàn nhà rồi khóc toáng lên “Vòng tròn, vòng tròn”.

Giải pháp ở đây là nói một điều gì đó hoàn toàn không liên quan đến những gì ba mẹ đang làm, kiểu như “Chúng ta chạy thi lên cầu thang xem ai nhanh hơn nhé!”. Tại sao lại như vậy? Đây là chiến thuật “phân tâm”, và ngay cả ba mẹ cũng không phải bực tức nữa vì đã chuyển sang một hoạt động khác.

05 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY TRẺ NGANG BƯỚNG TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN NGHE LỜI

Xem thêm: 04 CÁCH DẠY CON NGHE LỜI KHÔNG DÙNG TỚI ĐÒN ROI

3. Làm trẻ thấy an toàn

Con gái của ba mẹ đang chơi gần chỗ đứa em trai đang ngủ trong phòng khách. Đột nhiên, cô bé chụp lấy cái lục lạc rồi bắt đầu lắc ầm ĩ làm cho em bé giật mình khóc. ba mẹ bảo bé để ngay cái lục lạc xuống, nhưng bé từ chối và bắt đầu chảy nước mắt rồi gào lên là ba mẹ yêu em bé hơn mình. ba mẹ phải làm gì đây?

Hãy bế bé lên, nhìn vào mắt bé, nói nhỏ nhẹ rằng mình rất yêu bé và âu yếm vuốt ve mặt bé. Sau đó hãy ôm chặt bé vào lòng. Làm cho trẻ cảm thấy mình được an toàn và an tâm là một cách thức rất hiệu quả để chấm dứt cơn giận dữ của trẻ.

4. Chia sẻ bí mật

Con ba mẹ quẫy đạp lung tung và không chịu ngồi vào xe còn ba mẹ thì lại đang trễ hẹn. Hãy làm cho bé bình tĩnh lại bằng cách kể một bí mật (ai mà lại không thích bí mật nhỉ!). Hãy nói nhỏ vào tai bé “Con có muốn mẹ kể cho con nghe một bí mật không?”

Cô bé sẽ gật đầu, sau đó ba mẹ thầm thì một số chuyện đặc biệt về những gì ba mẹ đang làm, kiểu như “Con có biết mẹ đang trồng những cây ớt trên sân thượng không?” bằng việc giữ cho giọng nói của ba mẹ nhẹ nhàng và bí ẩn, cô bé sẽ nghĩ rằng mình là một phần của trò chơi thú vị.

5. Chọc cười

Đã đến giờ đi đánh răng mà con ba mẹ lại không thích hương trái cây của kem đánh răng ba mẹ mới mua. Cô bé ném ba mẹ chải đi, làm vung vãi kem đánh răng khắp nơi và ba mẹ bắt đầu nổi giận. Có lẽ điều cuối cùng mà ba mẹ nghĩ mình nên làm là chọc cho bé cười. Nhưng đó thật sự là điều ba mẹ cần làm lúc này.

Hãy tạo ra một âm thanh buồn cười hay bộ mặt ngộ nghĩnh, thổi vào bụng của bé, đánh răng với điệu bộ hài hước, bất kỳ điều gì làm cho cô bé cười. Một khi bé bắt đầu cười khúc khích thì ba mẹ đã thắng trong trận chiến này rồi.

05 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY TRẺ NGANG BƯỚNG TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN NGHE LỜI

Xem thêm: NGUYÊN NHÂN PHỔ BIẾN CỦA TÌNH TRẠNG TRẺ QUÁ NGHỊCH NGỢM LÀ GÌ?

6. Đồng cảm với trẻ

ba mẹ đang phải thanh toán tiền trong siêu thị, con trai ba mẹ thì lại muốn một thanh sôcôla. ba mẹ bảo không và cậu bé cố vươn ra khỏi xe hàng rồi làm ồn ào lên. Xử lý thế nào đây? Hãy bình tĩnh nói “Mẹ biết con muốn thanh sôcôla. Và mẹ biết con đang bực tức trong người”.

Đó là ba mẹ đang nói lên cảm giác của bé. Sau đó nói rằng: “Con không thể có nó ngay bây giờ. Con có thể có một thanh sôcôla vào thứ bảy vì đó là ngày con có một phần thưởng”. Qua việc nói rõ lý do với trẻ, ba mẹ cho trẻ cảm giác được lắng nghe và thấu hiểu.

7. Động viên và khen ngợi con

Trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an, không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” khi xung quanh mọi người luôn thể hiện thái độ coi thường, quát mắng… với mình. Những cảm xúc cũng như phản kháng của trẻ lúc đó sẽ là giận dữ, quyết liệt chống lại người lớn.

Chính bởi vậy, nếu ba mẹ muốn thay đổi một đứa con “cứng đầu” ba mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi con khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt – cho dù đó là việc nhỏ nhặt. Đừng gay gắt khi con làm sai điều gì đó mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu.

05 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY TRẺ NGANG BƯỚNG TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN NGHE LỜI

8. Có sự kiên nhẫn

Nếu ba mẹ muốn con làm điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu khi con đang rảnh rang, sẵn sàng giúp ba mẹ. Bố mẹ cũng nên tránh “chen ngang” việc mình muốn con làm khi chúng đang mải miết với những vấn đề riêng mình.

Bất cứ việc gì ba mẹ muốn con làm mà khiến trẻ bị gián đoạn chắc chắn chúng sẽ khiến ba mẹ nổi điên vì không thèm để tâm đến việc ba mẹ yêu cầu. Trong trường hợp ba mẹ có việc gấp, hãy nói cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn. Còn ngược lại, nếu ba mẹ dứt khoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.

9. Đừng áp đặt

ba mẹ là cha mẹ và ba mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con của mình. Tuy nhiên ba mẹ thường không để ý đến cảm xúc cũng như suy nghĩ của con, bắt con làm những việc mà chúng không muốn. ba mẹ thường không cần hỏi hoặc luôn ra lệnh mỗi khi ba mẹ muốn con làm điều gì đó.

Sự cứng nhắc khi đưa ra yêu cầu cho con, thậm chí là cho con lãnh luôn hậu quả khi chúng không thực hiện những việc ba mẹ nói sẽ khiến trẻ không phục. Nếu ba mẹ lúc nào cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn.

Vì thế ba mẹ nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình đối với con. Đừng để con thấy rằng ba mẹ là cỗ máy cứng nhắc chứ không phải là bố mẹ mình.

10. Giữ bình tĩnh

ba mẹ không nên hà khắc và lập tức nổi nóng trẻ vì con không lắng nghe hay làm theo những điều ba mẹ muốn. Bởi vì có thể việc ba mẹ muốn lại là việc bất khả thi hoặc gây phiền hà cho con.

Ở những tình huống như vậy, ba mẹ cần phải kiên nhẫn và hiểu con của mình. Hãy khiến con hiểu rằng việc ba mẹ làm là muốn tốt cho con và con cần phải tôn trọng ý kiến của mình. Tuyệt đối không nên nổi nóng, đánh mắng con. Bởi như vậy sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn.

05 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY TRẺ NGANG BƯỚNG TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN NGHE LỜI

11. Phớt lờ những yêu sách không thỏa đáng của con

Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Trẻ sẽ hình thành thói quen “yêu cầu gì là được ngay” và phản ứng tức giận, la hét… một khi chúng không được đáp ứng. Chính vì vậy, bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con có thể là một chiến lược hữu ích.

Ngoài ra, có những trẻ thường hành động bướng bỉnh bởi vì chúng thèm được sự chú ý, quan tâm của cha mẹ. Vì thế, cha mẹ nên làm thế nào để trẻ nhận thấy được cha mẹ yêu thương và quan tâm.

12. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ chuyên gia

Là cha mẹ, ba mẹ cần phải chú ý đến những thay đổi tâm sinh lý của trẻ. ba mẹ cần phải nhìn nhận ra vấn đề, đừng cho rằng đó là hành vi bình thường mà đứa trẻ nào cũng có. Bởi vì như thế sẽ rất dễ hình thành thói quen xấu, sai lầm trong lối sống…, ảnh hưởng đến ba mẹ và con mai này.

Nếu ba mẹ nhận thấy con bướng bỉnh ngoài vòng kiểm soát của mình, hãy đưa con tới gặp một nhà tâm lý học hoặc nhờ đến một chuyên gia tư vấn - họ sẽ có cách giúp ba mẹ.

05 CÁCH ĐƠN GIẢN ĐỂ DẠY TRẺ NGANG BƯỚNG TRỞ NÊN NGOAN NGOÃN NGHE LỜI

Trên đây là 10+ tips đơn giản để dạy con cho các ba mẹ, hỵ vọng sẽ giúp đỡ ba mẹ trong quá trình dạy con. Tuy nhiên từng bé sẽ có tính cách, sở thích khác nhau, ba mẹ hãy lưu ý lựa chọn cách thức phù hợp để dạy con nhé!

Phạm Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá