06 ĐIỂU TRẺ NHỎ SỢ NHẤT Ở BA MẸ

Mất đồ chơi hay hết đồ ăn ngon có là điều khiến trẻ sợ nhất? Đều không phải, điều bé lo lắng nhất, sợ hãi nhất đều liên quan đến bố mẹ. Các bạn mới là người quan trọng nhất trong lòng các bé. Rất nhiều ba mẹ đã có những hướng đi đúng, đã bắt được hình thành của việc nuôi dạy con khỏe mạnh, tự lập và thông minh nhưng có lúc con vẫn rất sợ hãi ba mẹ. Chúng ta hãy cùng xem những chuyện gì khiến con lo lắng nhất và cố gắng đừng lặp lại để tránh làm tổn thương tâm hồn non nớt của trẻ.

1. Cha mẹ nổi cáu giận dữ

Ngày nay, rất nhiều ông bố bà mẹ vì công việc bận rộn nên không có thời gian quan tâm đến con cái. Những áp lực của công việc khi về nhà thường trút lên các con, nổi nóng, la mắng khi trẻ có điều gì đó lỡ làm phật lòng. Đây quả thật là một việc làm “dại dột và nguy hiểm”, gây tổn hại đến đến tâm hồn và sự phát triển của trẻ.

07 điều trẻ nhỏ sợ nhất ở ba mẹCha mẹ có thói quen chửi mắng, quát tháo con sẽ để lại nhiều hậu quả, đầu tiên là ảnh hưởng tới sự phát triển và hình thành tính cách của trẻ, não trẻ sẽ hình thành phản xạ và tính cách tiêu cực, trẻ càng tỏ ra chống đối bằng những hành động hung hăng, hét lại hoặc phớt lờ không thèm để tâm đến những lời cha mẹ nói nữa. La hét, quát mắng hay to tiếng với trẻ, chính là cách người lớn phá hủy sự phát triển và hành vi tốt của chúng, khiến con trở nên lì lợm, khó bảo hơn, bầu không khí gia đình trở nên căng thẳng.

Việc quát to sẽ làm cho trẻ sợ hãi, trong khi sợ hãi trẻ sẽ tạm thời không có những hành vi khiến cha mẹ phiền lòng. Nhưng đối với đứa trẻ thì nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đây? Sẽ có một số khả năng sau: Nhất nhất nghe theo cha mẹ, cha mẹ bảo làm gì thì liền làm đó. Hoặc trẻ cũng bắt chước biểu hiện của cha mẹ, hung hăng giận dữ và bất hợp tác.

Trẻ nhỏ rất mẫn cảm đối với tâm tình của cha mẹ. Bởi vậy, cha mẹ giận dữ, sẽ nhất định ảnh hưởng tới hành vi cảm xúc của con. Song, con trẻ còn không thể nào hiểu được vì sao cha mẹ lại có thái độ giận dữ đối với mình. Có nghĩa là có rất nhiều cha mẹ sau khi cáu giận, đứa trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe lời, nhưng chúng vẫn không biết vì sao cha mẹ cáu và cũng không biết mình đã làm gì sai.

Trong cuộc sống hàng ngày, tốt nhất là không nên có thái độ giận dữ đối với con trẻ; nhưng nếu cha mẹ không giữ được bình tĩnh mà giận dữ với con, thì sau đó nên giải thích rõ ràng với con, nói cho con biết con làm sai điều gì, và yêu cầu lần sau không nên làm như thế. Đồng thời, cha mẹ cũng cần thông qua hành động của mình để cho con cảm nhận được sự quan tâm và yêu thương.

Nếu có thể, trước khi phát ra giận dữ nên đưa ra lời cảnh báo: “Mẹ đang rất giận, con có thể dừng ngay lại được không”, “Hôm nay tâm trạng mẹ không được tốt, con tốt nhất đừng…”. Nhưng cũng nhất quyết không thể bởi vì phát giận xong rồi cảm thấy có lỗi với con mà lại buông lỏng các yêu cầu đối với con, điều gì đáng nên nghiêm khắc thì cần tiếp tục nghiêm khắc.

Trong việc dạy dỗ con cái, phải kiên nhẫn và khoan dung, cần thường xuyên tìm những ưu điểm, khẳng định những điều tốt mà trẻ làm, cổ vũ trẻ thật nhiều. Cùng lúc với việc khen ngợi, hãy dẫn dắt khuyên răn trẻ sửa những thói quen không tốt, giúp trẻ mở rộng kho báu tâm hồn.

Xem thêm:

Những khác biệt trong cách nuôi dạy con của mẹ Việt và mẹ Mỹ

10 nguyên tắc dạy con thành công của người Do Thái

2. Cha mẹ cãi nhau

Cha mẹ thường cho rằng con trẻ còn nhỏ, cho nên giữa vợ chồng nói như thế nào, làm việc gì thì sẽ không ảnh hưởng gì đến con. Kỳ thực, một số trẻ nhỏ với đôi mắt trong sáng của mình đã sớm ghi nhớ như in từng hành động và lời nói của cha mẹ.

Nếu bố mẹ tranh cãi trước mặt trẻ, tâm hồn non nớt của trẻ sẽ không thể chịu nổi khi nhìn thấy hai người mà trẻ nhất mực yêu thương xô xát nhau, trẻ sẽ trở nên yếu đuối và suy sụp. Có một số gia đình, vợ chồng thường xuyên cãi nhau, to tiếng mắng chửi, thậm chí là động thủ đánh nhau, không khí gia đình thường lâm vào tình trạng căng thẳng, điều này sẽ tạo áp lực lên tâm lý của con trẻ. Cũng có những gia đình, có những bất đồng trong tình cảm và tư tưởng cho nên thường ít nói chuyện, trao đổi với nhau, không khí gia đình thật lạnh nhạt, điều này cũng tạo áp lực tâm lý cho trẻ, về lâu dài sẽ tổn hại đến sức khỏe tâm lý của trẻ. Dần dần làm cho đứa trẻ trở nên cô độc, hờ hững với mọi thứ, bướng bỉnh, hoặc sẽ lỗ mãng, tâm lý dễ trở nên lệch lạc.

07 điều trẻ nhỏ sợ nhất ở ba mẹPhụ huynh đừng nghĩ những cuộc cãi vã không có bạo lực sẽ không ảnh hưởng đến con, con quan sát và học theo các cách ứng xử giải quyết của ba mẹ, từ những hành vi bỏ đi sau cuộc cãi vã, chiến tranh lạnh, ném đồ vật, đấm vào đồ vật khi giận dữ,..con sẽ học tất cả từ cha mẹ cả những kỹ năng thông thường đến những kỹ năng giải quyết những xung đột. Khi con lớn lên và gặp trường hợp tương tự con sẽ nghĩ rằng, sẽ không sao nếu mình làm như vậy, và sẽ không sao nếu người khác đối xử tệ với mình.

Nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ Benjamin Bloom trong một nghiên cứu trên hơn 1.000 trẻ về ảnh hưởng của gia đình đối với việc giáo dục trẻ em, đã nêu ra các thay đổi tâm lý của những đứa trẻ khi chứng kiến sự mâu thuẫn của bố mẹ.

Theo ông, dấu hiệu đầu tiên chính là sự lo lắng, buồn rầu của trẻ, những đứa con có cha mẹ thường xuyên cãi nhau sẽ buồn hơn, chán nản hơn hẳn so với các bạn đồng trang lứa. Giai đoạn thứ hai là sự cô đơn, dần chuyển thành tự kỷ ở trẻ thường xuyên thấy ba mẹ cãi nhau, lý do được cho là với trẻ, gia đình là tổ ấm duy nhất nên khi gia đình bị xáo trộn, trẻ có khuynh hướng trốn tránh bằng cách xây dựng một tổ ấm giả tạo khác tách rời hiện thực và dần dần trở nên ít giao tiếp, xa cách cuộc sống và những người xung quanh.

Cho nên, các bậc cha mẹ yêu thương con cái mình nên ghi nhớ rằng, hãy tạo không khí gia đình ấm áp, đầy yêu thương vì sự trưởng thành toàn diện của con trẻ. Vì thế, cho con một không khí gia đình đầm ấm là điều mà các ông bố, bà mẹ trẻ biết yêu thương con cần phải ghi nhớ.

3. Thiên vị – yêu thương các con không đồng đều

Khi đặt ra một câu hỏi: “Có sự thiên vị giữa các con của các ông bố bà mẹ hay không?”, hầu như tất cả các ông bố, bà mẹ cũng có câu cửa miệng: “Con nào mà chẳng là con, làm gì có chuyện đứa yêu, đứa ghét…”. Tuy nhiên, trong thực tế, điều đó lại không thể hiện trong hành vi, cách ứng xử hàng ngày của họ với trẻ.

Một số gia đình cưng chiều con út hơn với lý do đơn giản là “em còn bé”. Đó cũng là lý do mỗi khi nghe tin sẽ có em, trẻ thường lo sợ sẽ bị “cho ra rìa”. Cũng có gia đình lại dồn hết tình thương cho con đầu lòng vì nó đã chịu nhiều thiệt thòi vì sinh ra trong lúc gia đình khó khăn, thiếu thốn.Sự thiên vị con cái này không hẳn phải rõ ràng như kiểu chỉ mua đồ chơi cho bé này mà không mua cho bé kia, dành đồ ăn ngon cho riêng một bé mà đôi khi chỉ vì một vài ứng xử không khéo léo của cha mẹ đã có thể khiến các nghĩ rằng mình đang bị cho ra rìa, không được cha mẹ yêu thương.

07 điều trẻ nhỏ sợ nhất ở ba mẹ

Trẻ em thường rất nhạy cảm, thậm chí làm quá mọi việc. Chúng rất khao khát được yêu thương và hay có tâm lý so bì với anh chị hay em của mình. Chỉ một hành động rất nhỏ của cha mẹ, chúng có thể cảm nhận được cha mẹ đang thương mình “ít” hơn những đứa khác. Đứa trẻ trong trường hợp đó sẽ cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Chúng uất ức và cảm thấy không công bằng. Thời gian dài, những suy nghĩ này tích tụ dần, tâm lý của chúng sẽ thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, đôi khi có thể dẫn tới trầm cảm hay vặn vẹo tâm lý.

Khi một đứa trẻ sống trong tâm lý bất an vì không được yêu thương trong một thời gian dài, chúng sẽ có xu hướng sống khép mình và không cần điều ấy nữa. Trong một gia đình đang đầm ấm, bỗng một đứa trẻ tách mình ra, lý do phần lớn là do nó cảm thấy mình không được yêu. Và lâu dần, tình cảm gia đình giữa đứa trẻ ấy và những thành viên khác sẽ dần phai nhạt, thậm chí khó có thể cứu vãn nổi nếu cha mẹ không phát hiện sớm.

Có thể thấy, những hành vi nhỏ mà cha mẹ không ngờ tới, lại trở thành vết thương khó có thể chữa nổi đối với tâm hồn non trẻ của con mình. Tin rằng, những hành động đó đều không phải là cố ý, các vị phụ huynh cần nhớ, những đứa trẻ thường vô cùng nhạy cảm, chúng cũng thường có những lý giải sai về hành động của chúng ta. Vì vậy, trong quá trình nuôi dạy con trẻ, cần có sự công bằng trong gia đình. Cha mẹ hãy cho con cảm giác an toàn, được yêu thương đồng đều. Đó chính là sự đầu tư tốt nhất mà bố mẹ có thể cho con mình, nếu muốn chúng được phát triển toàn diện và tích cực.

4. Cha mẹ không giữ chữ tín, hay thất hứa

Trẻ có trí nhớ tuyệt vời về những gì bố mẹ nói sẽ làm nhưng lại không thực hiện. Đối với người lớn, đó chỉ là những lời nói đơn giản, như "Mẹ sẽ mua kem cho con sau giờ tan học" và chúng ta có thể quên lời hứa hay cảm thấy việc đó không cần thiết thì không làm nữa. Thế nhưng, khi bố mẹ không giữ lời hứa với con, chúng ta không chỉ khiến trẻ thất vọng vào khoảnh khắc đó mà còn có thể gây ra nhiều điều khác

Có nhiều bậc cha mẹ nói mà không giữ lời, nhất là trong việc học tập của con. Một số cha mẹ vì muốn con hoàn thành bài tập mà đã đồng ý một vài điều kiện nào đó, nhưng khi con cái đã hoàn thành xong yêu cầu, thì cha mẹ lại thay đổi hoặc từ chối. Hoặc có cha mẹ hứa với con rằng chỉ cần thi đạt thành tích tốt thì sẽ được thưởng cái này cái kia, đến khi con thi đạt được thành tích tốt rồi, cha mẹ lại lờ đi không hề thưởng gì cho con.

Trẻ nhỏ rất ghét việc cha mẹ dễ dàng đồng ý nhưng sau đó lại thay đổi không giữ lời, nói nhưng không giữ uy tín, cứ như thể “nói cho có” với mình.Khi ba mẹ thất hứa 1, 2 lần đầu, bé sẽ cảm thấy hơi buồn, hụt hẫng, khóc. Nhưng nếu việc này lặp lại ở những lần tiếp theo sẽ làm bé mất lòng tin vào ba mẹ, thất vọng về gia đình - vốn là điểm tựa tinh thần đặc biệt quan trọng của bé. Việc bé mất niềm tin vào ba mẹ có thể dẫn đến những ảnh hưởng về tinh thần, việc học hành của bé. Mất lòng tin đồng thời mất uy tín, cha mẹ nói lời nhưng không giữ lời, không những sẽ đánh mất niềm tin của con cái mà còn ảnh hưởng không tốt đối với sự trưởng thành của con trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con trẻ.

Trước khi hứa với con điều gì, ba mẹ phải nghĩ cho kỹ xem lời hứa đó có thể thực hiện được không. Đừng hứa cho có lệ, vì muốn trẻ ngoan, học giỏi… bởi vì một lần ba mẹ thất hứa sẽ gây mất lòng tin ở trẻ.Không hứa sẽ thay đổi một hành vi hay thói quen nào đó của bản thân người lớn. Chẳng hạn, ba mẹ sẽ không la, đánh con nữa, ba mẹ sẽ đi làm về sớm, ba sẽ không hút thuốc, không uống bia… vì kiểu lời hứa này rất dễ bị vi phạm.

5. Không kiên nhẫn giải đáp những câu hỏi của con

Tính tò mò hiếu kỳ là bản chất của con người, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ nhỏ thì sự hiếu kỳ hết sức lớn. Nhưng có không ít bậc cha mẹ lại không xem vấn đề này của con là quan trọng, không muốn làm người thầy đầu tiên trong đời của con trẻ.

Trẻ đang ở lứa tuổi khám phá thế giới nên sẽ thấy tò mò về tất tần tật mọi thứ xung quanh mình. Tuy nhiên khả năng tập trung và trí nhớ của bé vẫn còn khá kém, do đó bạn chỉ nên trả lời câu hỏi của bé một cách ngắn gọn nhất có thể. Nhưng nếu cha mẹ chỉ trả lời qua loa còn khiến cho trẻ dần mất đi sự nhiệt tình trong việc thắc mắc đặt câu hỏi, cũng dần dần sẽ mất đi sự hiếu kỳ và mong muốn tìm hiểu học hỏi.Trẻ nhỏ luôn tin tưởng vào lời nói của cha mẹ, cho nên cha mẹ trả lời sai vấn đề, con trẻ cũng sẽ xem đó là chân lý và ghi nhớ kỹ, một khi quan niệm sai lầm được tiếp nhận vào đầu não, sau này muốn sửa đổi thực rất khó.

Thích đặt câu hỏi hay thắc mắc là thể hiện lòng hiếu kỳ ham tìm hiểu của đứa trẻ. Đứa trẻ hay đặt câu hỏi thường ham học hỏi và suy xét phân tích, thích hoạt động. Cha mẹ nên kịp thời giải thích và khuyến khích những câu hỏi của con, để con trẻ cảm thấy đặt câu hỏi là một việc vui vẻ thích thú. Việc đưa ra những câu hỏi sẽ có lợi cho việc phát triển tư duy của trẻ nhỏ.

07 điều trẻ nhỏ sợ nhất ở ba mẹ
6.Trẻ con rất sợ bị so sánh với “con nhà người ta”

“Con nhà người ta” cái tên quen thuộc mà bất cứ người mẹ nào cũng phải sử dụng ít nhất là một lần. Tôi tự hỏi, không biết người mẹ nào đã sáng chế ra cái tên gọi đấy. Và đến nay cái con người kia vẫn là một điều bí ẩn, không có tên gọi rõ ràng, không có thông tin cha mẹ, không có địa chỉ sống, mà chỉ đơn giản tồn tại là cái cân để đong đo so sánh.

Khen ngợi quá mức có thể khiến trẻ trở nên kiêu ngạo, nhưng suốt ngày so sánh chúng với đứa trẻ nhà người khác sẽ khiến chúng cảm thấy áp lực và ghét bố mẹ. Không những thế, nếu bản thân con bản không được giỏi giang như “con nhà người ta” thì chúng sẽ cảm thấy lo sợ và tự ti vô cùng.

Một trong những lý do bạn không nên so sánh con mình với những người khác là sẽ chạm vào lòng tự trọng của bé. Lòng tự ti ở trẻ xuất phát từ thời thơ ấu, vì vậy, đừng làm cho trẻ cảm thấy chúng đang thua kém người khác. Bạn không muốn làm trẻ tự cao và kiêu ngạo, nhưng cũng đừng làm trẻ cảm thấy vô dụng và vô giá trị. Việc so sánh con với những người khác có nguy cơ khiến trẻ tự thấy mình kém cỏi. Theo thời gian, con bạn sẽ nghĩ rằng nó thật sự kém cỏi và sẽ tin vào điều đó. Trẻ sẽ nghĩ rằng tại sao phải cố gắng khi mình sẽ không thành công? Và trẻ sẽ luôn tin rằng mình kém cỏi và thất bại.

Mỗi đứa trẻ là một cá nhân, có tài năng và sở thích riêng. Điều này dễ dàng lý giải khi một đứa trẻ có năng khiếu âm nhạc, còn đứa khác thì không. Đứa trẻ không có năng khiếu âm nhạc có thể giỏi thể thao hoặc ham đọc sách. Chẳng có đứa trẻ nào tốt hơn đứa trẻ khác một cách toàn diện. Hãy để trẻ phát triển sở thích và khả năng của mình. Hãy để trẻ cảm thấy rằng chúng không cần phải giống với người anh chị em, hoặc con của một người bạn của cha mẹ chúng.

Lê Hà

Bình luận về bài viết

Bạn đang tìm trường mầm non cho bé? Khám phá các trường mầm non tốt gần bạn

Học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, áp dụng các phương pháp giáo dục sớm tiên tiến

Trường mầm non chất lượng cao, cơ sở vật chất tốt, nhiều hoạt động ngoại khoá